TTCT - Trước phản ứng dữ dội của những doanh nghiệp làm du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Ban quản lý vịnh Hạ Long tạm dừng việc điều chỉnh phí tham quan. Tuy nhiên, câu chuyện nâng phí tham quan một cách chóng mặt ở Hạ Long vẫn cần phải được nhìn lại bởi chính dân làm nghề du lịch… Những chiếc du thuyền phục vụ việc nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long. -Ảnh: Chí TuệVào loại nhất thế giới!Cuối cùng, sau vài tháng cân nhắc, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã gửi công văn xin ý kiến các doanh nghiệp du lịch và lữ hành về việc tăng giá vé thắng cảnh tham quan vịnh. Đây là lần tăng thứ hai liên tiếp trong vòng hai năm, với mức tăng luôn là con số sốc.Với việc đề xuất giá vé cao nhất lên tới 1,5 triệu đồng cho khách ngủ một đêm trên vịnh và 900.000 đồng cho khách đi chơi trong ngày, Hạ Long đã lọt vào top điểm đến có vé thắng cảnh đắt đỏ bậc nhất, không thua kém các nền kinh tế phát triển.Trung Quốc, đất nước luôn bị phàn nàn trên các diễn đàn du lịch về việc giá vé vào thắng cảnh cao, hiện áp dụng mức giá 40 tệ (khoảng 130.000 đồng) cho Vạn Lý Trường Thành hoặc Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh.Công viên Cửu Trại Câu Tứ Xuyên, danh thắng bậc nhất của Trung Quốc có diện tích hơn 72.000ha, cũng là nơi đang có mức vé cao nhất hơn 300 tệ (1 triệu đồng) cho hai ngày tham quan, đã bao gồm xe buýt vận chuyển miễn phí toàn khu. Công viên có áp dụng chính sách giá mùa thấp điểm (lạnh và tuyết rơi) chỉ còn 80 tệ, nhằm thu hút dòng khách thích cảm giác mùa đông.Xa hơn chút, Nhật Bản với đỉnh núi biểu tượng đất nước Fuji, thu 1.000 yen (khoảng 200.000 đồng) cho 1 ngày leo núi. Cố đô Kyoto với mùa hoa anh đào rực rỡ tháng 4, du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp tuyệt mỹ hoàn toàn miễn phí tại rất nhiều địa điểm tham quan trong TP. Duy chỉ có vài ngôi đền đặc biệt yêu cầu khoản đóng góp để duy tu bảo trì, dao động 400-600 yen (90.000 - 120.000 đồng).Bên kia bờ Thái Bình Dương, Yellowstone, công viên thiên nhiên nổi tiếng của Mỹ, thu phí 35 USD (khoảng 800.000 đồng) cho 1 ôtô chở tối đa 4 khách và tham quan trong 7 ngày, còn thác Niagara thì hoàn toàn miễn phí.Sang tới châu Âu, Pháp - đất nước có số lượng du khách số 1 thế giới, cung điện Versailles trứ danh miễn phí cho mọi lữ khách dưới 18 tuổi (nếu là công dân EU thì dưới 26 tuổi). Còn lại, giá vé cao nhất là 27 euro (khoảng 700.000 đồng), đã bao gồm show trình diễn nhạc nước và nhạc tại vườn dinh thự.Với giá vé đang đề nghị tại vịnh Hạ Long, trong bất kể hành trình nào trên biển, dù chỉ là vài tiếng hay dài ngày, tỉ trọng chi phí vé thắng cảnh đã vượt quá 50% tổng giá thành tour, tạo nên sự bất bình thường trong cơ cấu giá thành sản phẩm.Điều này khiến việc du lịch tới Hạ Long thành một chuyến đi đắt đỏ có thể làm chùn bước nhiều du khách. Thực tế cho thấy khá nhiều khách du lịch vì lý do chi phí đã quyết định không thuê tàu ra vịnh, mà chỉ ở lại với các hoạt động vui chơi giải trí trên bờ, đáng buồn thay, lại không phải là những điểm nhấn độc đáo khác biệt đáng nhớ của Hạ Long.Thu kỷ lục…8 tháng đầu năm 2019, tỉnh Quảng Ninh đạt doanh thu du lịch khoảng 20,7 nghìn tỉ đồng với tổng cộng 10,5 triệu lượt khách, trong đó có 3,7 triệu lượt khách nước ngoài. Đây là mức thu kỷ lục, vượt xa các nguồn thương mại khai khoáng, biến Quảng Ninh thành một trong top 5 các tỉnh thành có nguồn thu du lịch lớn nhất nước.Điều đáng nói là với mức thu kỷ lục như vậy, việc tái đầu tư vào vịnh Hạ Long không nhiều. Các công trình trọng điểm hạ tầng cơ sở trên bờ phục vụ khách tham quan như cầu cảng, nhà chờ, đường sá lại do các tập đoàn lớn như Sungroup hoặc Tuần Châu tự đầu tư. Các hoạt động ngoài biển như du thuyền, dù bay, kayak thì do các doanh nghiệp vận tải đường thủy du lịch đảm nhiệm.Phần nào còn sót lại trên vịnh cũng được ráo riết xã hội hóa. Với tỉ lệ 11% dành cho công tác quản lý và vận hành, 89% được giao cho UBND TP Hạ Long thực hiện các mục tiêu phát triển vịnh nhưng suốt những năm vừa qua, không dễ để nhìn thấy các khoản đầu tư trực tiếp cho hạ tầng.Sóng WiFi và 3G rất yếu, hạ tầng cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần cũng hạn chế, bến và lối lên các hang vẫn chật hẹp và quá tải. Trợ giúp y tế khẩn cấp là không có. Quy hoạch các khu vui chơi mặt nước và các hoạt động thể thao dưới nước cũng không phù hợp, nặng tính an toàn cho công tác quản lý hành chính hơn là để ý tới cảm xúc của khách.Điều nguy hại nhất là môi trường thì rác và nước thải vẫn tiếp tục được xả ra từ TP, thị trấn xuống biển và không có hệ thống tàu thu gom rác thải trên vịnh. Di sản thiên nhiên tiếp tục được khai thác dựa trên các giá trị sẵn có của nó, mà thiếu đi đầu tư cả chiều sâu lẫn bề rộng.Cùng với việc ngưng cấp giấy phép đóng tàu mới, dồn toàn bộ khách ngủ đêm vào 1-2 điểm quy hoạch chật chội và ồn ào, rồi nâng giá vé ngủ đêm cao bất thường, người ta có thể nghĩ chủ trương của chính quyền là hạn chế khách ngủ đêm trên vịnh. Nếu quả thật như vậy thì rất đáng tiếc.Qua đêm trên vịnh là một hoạt động độc đáo, là công cụ hữu hiệu cho các nhà tiếp thị du lịch sử dụng khi quảng bá Hạ Long với các đối tác quốc tế. Cảm giác thư thái, yên tĩnh trong không gian tĩnh mịch, cảm nhận được thiên nhiên bao bọc là cảm xúc không bao giờ có thể quên với du khách. Đó là chưa kể hoạt động về đêm sẽ giảm tải cho vịnh vào ban ngày, đồng thời là nguồn thu rất đáng kể. Nhiều TP lớn ở VN đang ráo riết lên kế hoạch và đề án phát triển kinh tế đêm là vì vậy.Những bài học cho Hạ LongHải Phòng, tỉnh láng giềng của Quảng Ninh, đã không bỏ lỡ thời cơ. Dù tiếp giáp với vịnh Hạ Long, tài nguyên du lịch biển của Hải Phòng không thể sánh được với Quảng Ninh. Tuy nhiên, với chính sách thông thoáng, nhanh nhẹn, một sự ủng hộ cao và đồng bộ cho các loại hình doanh nghiệp từ vừa và nhỏ tới đại công ty, chỉ trong vòng ba năm Hải Phòng đã thu hút hàng ngàn tỉ đồng vốn đầu tư vào du thuyền hoạt động trên vịnh Cát Bà.Đi kèm là tăng sự nhận diện và danh tiếng với khách quốc tế khi các nhà đầu tư trách nhiệm với sản phẩm của mình, mạnh mẽ quảng bá giới thiệu điểm đến mới, thay thế cho Hạ Long, được cho là quá tải, ô nhiễm và cứng nhắc về hoạt động vui chơi trên biển.Người viết bài này không cổ xúy việc bình dân hóa vịnh Hạ Long. Nếu thả lỏng chính sách để “khách du lịch không đồng” từ Trung Quốc tràn vào, sẽ là một điều rất đáng tiếc. Kiểm soát để Hạ Long không trở thành điểm đến của dòng khách chi trả thấp là cần thiết, mà giá và phí trong một chừng mực nào đó, là công cụ điều tiết không tồi.Nhưng tính toán giá cả như thế nào là cả một nghệ thuật, không chỉ đơn thuần là các phép cộng trừ trong bài toán dự toán ngân sách và kế hoạch tài chính hằng năm của tỉnh. Giảm một số chi phí để kích cầu sẽ làm lượng khách tới khu vực tăng vọt, qua đó sẽ có những nguồn thu trực tiếp rất lớn cho xã hội như ăn uống vui chơi, hoặc các nguồn thu gián tiếp cho Nhà nước như thuế và các loại phí.Điều này đã được Chính phủ Trung Quốc nhận ra. Sau hàng thập kỷ duy trì giá vé điểm tham quan ở mức rất cao, tháng 6-2018, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia đã yêu cầu các điểm du lịch đạt chuẩn 5A phải giảm giá vé thắng cảnh, đồng thời đưa vào hệ thống tính giá vé minh bạch và khoa học, dựa trên các dữ liệu đầu vào tin cậy hơn là trên các báo cáo nặng tính cảm quan của chính quyền địa phương. Kết quả tới rất nhanh, khách du lịch Trung Quốc đã tăng sự quan tâm tới các điểm đến nội địa hơn là chăm chăm du lịch nước ngoài.Điểm đến cũng muốn hướng tới dòng khách chi trả cao, có sức mua lớn. Nhưng làm du lịch sang trọng không chỉ đơn giản là tăng giá vé. Điều thật sự cần thiết là nâng cấp hạ tầng cơ sở, các dịch vụ tiện ích đi kèm, nâng cao năng lực nhân sự nghề và quan trọng nhất là ổn định chính sách vĩ mô cũng như vi mô cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Kêu gọi các nhà đầu tư lớn chiến lược là cần thiết và họ có thể thay đổi hoàn toàn bộ mặt du lịch của một vùng, nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là những con kiến thợ cần mẫn đưa khách tới, góp gió thành bão tạo nên sự bùng nổ du lịch tại địa phương. ■Diễn biến của vụ việcNgày 22-10, Ban quản lý (BQL) vịnh Hạ Long gửi doanh nghiệp văn bản dự thảo đề án điều chỉnh tăng mức thu phí tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và dự kiến mức tăng thu phí. Theo dự thảo, mức phí được đề xuất tăng 20-73% (tùy tuyến) so với mức đang áp dụng.Lý giải việc tăng giá này, BQL vịnh Hạ Long cho rằng đây là giải pháp phân tải khách du lịch tại các tuyến, điểm du lịch đảm bảo phù hợp khả năng tiếp nhận, góp phần bảo vệ bền vững môi trường vịnh Hạ Long. Trong văn bản, BQL vịnh Hạ Long cho các doanh nghiệp khoảng thời gian 3 ngày để phản hồi, góp ý về dự thảo này.Ngay lập tức, các doanh nghiệp du lịch đã phản ứng dữ dội trên mạng xã hội, rồi báo chí vào cuộc… Tựu trung, ý kiến của các doanh nghiệp và dư luận báo chí cho rằng mức tăng như đề xuất là quá cao và thời hạn 3 ngày để phản hồi là không hợp lý. Trước sự phản ứng này, ngày 25-10, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo BQL vịnh Hạ Long tạm dừng việc điều chỉnh phí tham quan này. Tags: Quảng NinhVịnh Hạ LongBan quản lý vịnh Hạ LongGiá du lịchPhản ứng của doanh nghiệpVào loại nhất thế giới
Tình báo Ukraine: Triều Tiên gửi 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga UYÊN PHƯƠNG 26/11/2024 Cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine (DIU) cáo buộc Triều Tiên gửi 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cho Nga.
Khởi tố, bắt 4 bị can gồm 2 giám đốc trong vụ án nhận hối lộ ở Nha Trang PHAN SÔNG NGÂN 26/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can liên quan việc đấu thầu thi công các dự án do Công ty TNHH Dũng Lợi thực hiện trên địa bàn TP Nha Trang.
Sửa thuế thu nhập cá nhân lạc hậu: Phải chờ đến... 2026! LÊ THANH 26/11/2024 Phải có quy định cho phép người nộp thuế thu nhập cá nhân được trừ lãi vay mua nhà, tiền học, khám chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.