Bác sĩ Hoàng Công L ương tại tòa- Ảnh:TTO
Theo ông Lê Thanh Hải - viện trưởng Viện Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế - sau khi phân tích tỉ mỉ, các chuyên gia đã tìm ra trong vụ làm 8 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình hồi tháng 5-2017.
Phải được xem xét thấu đáo
Trong suốt quá trình xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm, nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân chạy thận tử vong được xác định là do bị ngộ độc Florua trong quá trình làm sạch hệ thống.
Tuy nhiên theo ông Hải, kết quả phân tích cho thấy hệ thống RO1 hỏng 3 van nước, đã nối thẳng nguồn nước ô nhiễm từ hệ thống lọc thô chưa qua màng lọc RO của hệ thống RO1 vào tank RO2 cho máy chạy thận nhân tạo.
Các chuyên gia cho rằng đây là nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong. Tình tiết mới này chưa từng xuất hiện trong quá trình điều tra, xét xử vụ án trước đó.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Y tế sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra là hiện nay bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì tình tiết mới này liệu có làm thay đổi bản chất vụ án?
Luật sư Hoàng Văn Hướng (bào chữa cho bác sĩ Lương ở phiên tòa phúc thẩm) cho biết khi tình tiết mới liên quan đến vụ án, các bên liên quan sẽ gửi đến TAND cấp cao tại Hà Nội xem xét.
Nếu thấy vụ án được thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, sử dụng chứng cứ chưa đúng và có chứng cứ nhưng đánh giá không đúng thì tòa án và viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Theo luật sư Hướng, nếu tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án thì đây là cơ sở để kháng nghị. Nếu xét thấy tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm có sai sót về tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án thì không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.
Ông Hướng cũng đặt ra câu hỏi: tại sao một tình tiết quan trọng như vậy mà trong 2 năm qua kể khi xảy ra vụ án, các chuyên gia của Bộ Y tế lại không phát hiện ra. Đến nay khi vụ án đã xét xử xong và có hiệu lực pháp luật mới công bố.
Tại phiên tòa phúc thẩm trước đó, luật sư Hướng đã nhiều lần cho rằng vụ án xảy ra có một phần trách nhiệm của Bộ Y tế.
Lý do, Bộ Y tế không có quy định, không có văn bản hướng dẫn cho các cơ sở y tế về quy trình thủ tục hành chính khi bàn giao, nghiệm thu sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị dùng trong chạy thận.
Chính vì vậy, khi nghe điều dưỡng báo cáo hệ thống nước sửa chữa xong đã ra y lệnh chạy thận mà không kiểm tra lại.
Hệ thống lọc nước tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã được lắp mới- Ảnh: H.H
Án hủy cũng không còn hiện trường để thực nghiệm
"Với tình tiết mới xuất hiện, các cơ quan tố tụng phải họp xem xét, đánh giá xem có đủ căn cứ giám đốc thẩm, tái thẩm hay không.
Cá nhân tôi thấy nếu chứng minh được tình tiết mới có căn cứ, tức nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong không phải do tồn dư Florua mà do hở van nước thì có căn cứ để kháng nghị tái thẩm" - luật sư Trần Thu Nam, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, cho biết.
Theo luật sư Nam, vấn đề đặt ra hiện nay là các chuyên gia từ Bộ Y tế không phải là cơ quan giám định. Vì vậy nếu có tình tiết mới phát sinh thì cần xem xét lại việc giám định cũ có đúng hay không rồi mời thêm các cơ quan giám định mới để làm rõ vụ việc.
Nếu muốn xem xét lại toàn bộ bản án thì phải điều tra lại, dựng lại hiện trường. Trong khi đó, khu lọc máu cũ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã bị dỡ bỏ. Khu lọc máu mới đã được xây dựng xong và đưa vào vận hành nên rất khó xem xét.
"Tình tiết mới này có thể làm thay đổi tội danh với một số bị cáo khác trong vụ án nhưng khó thay đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương. Bởi Lương bị cáo buộc có lỗi khi ra y lệnh chạy thận mà chưa kiểm tra xem việc sửa chữa hệ thống lọc nước đã đảm bảo hay chưa" - luật sư Hướng cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận