Trailer phim Đại thuỷ chiến The Admiral: Roaring Currents |
Tinh thần yêu nước bằng xương bằng thịt
The Admiral: Roaring Currents (Đại thủy chiến) ra mắt năm 2014 đã tạo ra cơn chấn động phòng vé tại quê nhà khi lần đầu tiên mang về doanh thu khổng lồ 135,9 triệu USD toàn cầu.
Ở Hàn Quốc, doanh thu phim này xếp trên cả những "con quái vật Hollywood" như Avatar hay Avengers: Age of Ultron...
Đây không phải lần đầu tiên người ta nhắc về lòng tự trọng của người dân Đại Hàn.
Sau thập niên 90s, ngành công nghiệp điện ảnh xứ sở Kim chi khôi phục nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng chính trị trước đó.
Nhiều tác phẩm điện ảnh ra mắt sau năm 2000 đều được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Trong danh sách 10 phim hốt bạc tại thị trường này, hết 9 phim thuộc nội địa và có ba phim tính cả The Admiral: Roaring Currents lấy đề tài lịch sử Đại Hàn.
Cả Ode to My Father (hạng 2) và (hạng 10) nói về chuyến biến văn hóa sau cuộc chiến 1950s hoặc mô tả quá khứ tranh đấu hào hùng vì dân tộc.
Trở lại với The Admiral: Roaring Currents, tác phẩm xuất hiện trong giai đoạn điện ảnh xứ Hàn đang cực kỳ hưng thịnh (sở hữu Liên hoan phim Quốc tế Busan đình đám, đoạt hàng loạt giải thưởng giá trị tại các Liên hoan phim lớn nhỏ) nên dễ dàng chiếm lĩnh lòng tự hào dân tộc.
Phim nói về trận hải chiến huyền thoại Myeongnyang diễn ra vào tháng 10 năm 1597 trước quân xâm lược Nhật Bản.
Trước nỗi sợ hãi thua cuộc, triều đình ra lệnh cho đô đốc Yi Sun-sin giải tán thủy quân tuy nhiên ông vẫn quyết tâm chiến đấu bảo vệ vùng biển...
Không bàn về trình độ kỹ thuật, hiệu ứng kỹ xảo... ngốn của phim hết 18 triệu USD, The Admiral: Roaring Currents thành công khi khơi gợi cảm xúc mãnh liệt qua nhiều trường đoạn xử lý đắt giá.
Bộ phim cũng giành hàng loạt giải thưởng năm đó. Chỉ hơi khó hiểu là Hàn Quốc lại ứng cử một phim lịch sử khác đi tranh giải Oscar cùng năm.
Trailer phim Chiến lang 2 - Wolf Warrior 2 |
"Hạn chế bom tấn Hollywood", Wolf Warriors 2 lập cú đúp lịch sử!
So với The Admiral: Roaring Currents, Wolf Warriors 2 (Chiến lang 2) thể hiện tình Đại Hán tưng bừng hơn với cơ bắp cuồn cuộn và những cảnh cháy nổ hoành tráng.
Là tác phẩm phim truyện phi lịch sử, Wolf Warriors 2 nối tiếp trận chiến ác liệt từ phần một của anh lính pháo binh Lãnh Phong - người có biệt danh Chiến lang với sức mạnh được ví như Rambo hay người hùng Hollywood!
Nhiều khán giả Hoa ngữ cho rằng họ đã mong chờ hình tượng người hùng quốc gia bạo liệt từ khá lâu và với Wolf Warriors 2, ước nguyện ấy trở thành sự thật.
Sau Thành Long, Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt... Lãnh Phong của Ngô Kinh chính thức trở thành thần tượng của số đông công chúng bất chấp đời tư nghệ sỹ này khá lộn xộn.
Sau khi Trung Quốc ưu tiên truyền thông cho các phim nội địa, doanh thu phim Hoa ngữ có vẻ khả quan hơn, dù cuộc chiến với bom tấn Hollywood đổ xô rạp chiếu bóng vẫn còn khá cam go.
Hè năm nay, The Fate of the Furious suýt nữa đã truất ngôi đầu bảng của The Mermaid năm ngoái.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Wolf Warriors 2 và cơn sốt bùng nổ các định dạng chiếu phim tân tiến như MX4D, 4DX, 3D đã giúp tác phẩm đoạt doanh thu khổng lồ 627 triệu USD chỉ sau 16 ngày công chiếu.
Trailer phim Em chưa 18 |
Em chưa 18 và câu chuyện "vào đời" của điện ảnh Việt
Con số 169 tỷ đồng (khoảng 7,5 triệu USD) không tồi so với một nền điện ảnh nhiều bất cập như ở Việt Nam.
Vì vậy, không thể đánh giá Em chưa 18 (kinh phí chỉ nửa triệu USD) với các phim khác đề tài và quan trọng hơn là kinh phí khác xa như The Admiral: Roaring Currents, Wolf Warriors 2...
Nhưng không thể phủ nhận tiêu đề bộ phim "hot" nhất lịch sử màn ảnh Việt đang nhắc khéo vị thế phim Việt so với những cường quốc điện ảnh khu vực.
Thị trường điện ảnh Việt đang chập chững trưởng thành, và Em chưa 18 là một phim quan trọng đối với các nhà làm phim "cần trưởng thành".
Không nhắc nhiều đến kịch bản cũ nhưng cách xây dựng hợp thời của Em chưa 18 góp phần mang lại thành công cho phim.
Dễ thấy ở đây, nhu cầu giải trí đơn thuần được khán giả trẻ đặt lên hàng đầu.
Nói thẳng ra điện ảnh Việt không thiếu những phim tình cảm hài cùng đề tài song chưa phim nào "cập nhật xu hướng" được như Em chưa 18.
Liệu một phim chiến tranh hoặc lịch sử made in Việt Nam có thể tiếp cận công chúng như Em chưa 18?
Rất có thể có nếu như thành kiến về dòng phim này được xóa bỏ: "một màu", "giáo điều" và "cũ kỹ".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận