Bệnh nhân nặng cần có thiết bị đặc biệt để duy trì sự sống như máy thở, máy lọc máu, máy ECMO - Ảnh: TẤN LỰC
Trong đó, Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện Đà Nẵng 6 đội phản ứng nhanh thì có đến 4 đội nhận lệnh cứu chữa những ca bệnh nặng nhất tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, trưởng đoàn y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tại Đà Nẵng, cho biết đoàn 11 y bác sĩ được giao phụ trách khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Hiện tại nơi đây đang cứu chữa cho 14 bệnh nhân, trong đó có 6 bệnh nhân nguy kịch phải lọc máu liên tục hoặc chạy ECMO.
Hầu hết bệnh nhân đều đã lớn tuổi, có các bệnh nền mãn tính như suy thận, suy tim, đái tháo đường, tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong 6 bệnh nhân nặng thì 2 bệnh nhân đã có dấu hiệu hồi phục tích cực.
"Chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực cùng với đội ngũ bác sĩ của Đà Nẵng để cứu được càng nhiều bệnh nhân càng tốt" - quyết tâm của bác sĩ Linh cũng là tâm nguyện của những "thiên thần áo trắng" đã không màng an nguy, tính toán; họ chia tay gia đình, bè bạn và tình nguyện lên đường lao tới những tọa độ nóng bỏng nhất của dịch bệnh.
Họ ở đó để tiếp thêm sức mạnh cho đồng nghiệp Đà Nẵng và gieo niềm tin cho bệnh nhân, cho chúng ta về việc chiến thắng dịch COVID-19.
Các thanh lọc của máy lọc máu cho bệnh nhân nặng được thay sau 24 giờ - Ảnh: TẤN LỰC
Bệnh nhân P.T.B. vui mừng cảm ơn và trò chuyện với bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà gần như đã hồi phục dù vẫn cần bổ sung oxy qua mặt nạ - Ảnh: TẤN LỰC
Mỗi sáng, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hội ý đánh giá tình trạng các bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị đồ bảo hộ vào thăm khám bệnh nhân - Ảnh: TẤN LỰC
Để nhận ra nhau trong bộ quần áo bảo hộ kín mít, họ viết tên và đơn vị công tác vào áo - Ảnh: TẤN LỰC
Siết chặt tay nhau vào cuộc chiến - Ảnh: TẤN LỰC
Thăm khám cho một trong những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên tại Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC
Chuẩn bị thuốc ngủ để ổn định cho bệnh nhân nặng - Ảnh: TẤN LỰC
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận