Theo trang Android Authority, bên trong chiếc điện thoại đang tồn tại hàng tá công nghệ tích hợp: từ vi xử lý, bộ điều biến, và thậm chí những bộ phận chỉ dành riêng cho cảm biến con quay hoạt động. Phần cứng âm thanh giữ vai trò thiết yếu trên điện thoại, nhưng khử tiếng ồn dường như mới là yếu tố quan trọng nhất.
Ảnh: Shutterstock
Bạn thường gặp cụm từ "khử tiếng ồn" khi nói về tai nghe không dây, dù đây là tính năng cốt yếu của nhiều thiết bị, bao gồm smartphone. Khả năng ứng dụng từ tính năng này rất lớn, từ gọi điện đến hỗ trợ trợ lý ảo.
Định nghĩa khử tiếng ồn
Công nghệ này ra đời nhằm triệt tiêu âm thanh ngoại cảnh giúp bạn trò chuyện rõ hơn (nghe và nói), và cách công nghệ này hoạt động không hề đơn giản.
Một trong những định luật cơ bản trong vật lý cho biết các bước sóng cùng biên độ và ngược pha sẽ tự triệt tiêu nhau.
Nói cách khác, nếu bạn kết hợp một bước sóng giá trị 1 Volt với bước sóng đối nghịch giá trị -1 Volt, tổng giá trị sau cùng là 0 Volt.
Trong trường hợp của công nghệ khử tiếng ồn, lý thuyết cơ bản như sau: thu về âm thanh bên ngoài qua micro, đảo ngược tín hiệu pha bằng cách nhân với giá trị -1, sau đó thêm kết quả này vào nguồn âm ban đầu, tiếng ồn bị triệt tiêu.
Ảnh: Android Authority
Lý thuyết gặp trở ngại nho nhỏ khi thực hiện thực tế. Đa số micro không hoàn hảo, sự biến thiên điện tích tạo tiếng ồn riêng, vì vậy pha của bước sóng đối lập tạo ra chưa hoàn toàn khớp với pha bước sóng từ tiếng ồn ban đầu. Hệ thống này cần thêm nhiều điều chỉnh trong tương lai, nên tiếng ồn hiếm khi bị triệt tiêu 100%. Thay vào đó, độ lệch từ -20 đến -30 dB (decibel) là điều thường gặp, cụ thể chỉ còn nghe thấy từ 1/16 đến 1/32 giá trị tiếng ồn ban đầu. Con số này thực sự không tệ.
Băng tần càng hẹp thì khả năng giảm tiếng ồn càng tốt. Trong khi băng tần rộng thu nhiều tần số nhưng không thể giảm biên độ tiếng ồn hiệu quả. Đây là điều quan trọng cần phải nhớ.
Trong điện thoại
Nếu bạn gọi điện qua smartphone, bạn chắc hẳn nghe tiếng nói bên đầu dây kia rõ và ổn. Ngoài nhiều cải tiến trong chức năng gọi, đừng quên cảm ơn tính năng khử tiếng ồn, đã xuất hiện trên smartphone nhiều năm và sẽ tiếp tục thay đổi.
Ngoài micro chính thu âm giọng nói, smartphone cũng trang bị micro phụ nhằm hỗ trợ triệt tiêu tiếng ồn. Cách hoạt động của micro này tương tự như phần miêu tả cách thức hoạt động, khử tiếng ồn quanh bạn.
Và chính tiếng ồn bên ngoài còn có thể được sử dụng để làm giọng bạn rõ hơn, trước khi điều hướng về điện thoại người còn lại. Tóm lại, khử tiếng ồn cực kỳ quan trọng vì đảm bảo bạn âm thanh bạn nghe và giọng bạn rõ ràng khi gọi điện.
Thêm vào đó, âm thanh thu về bởi micro phụ còn dùng cho mục đích điều chỉnh âm lượng dựa theo mức độ ồn, và lọc ra tiếng gió. Sản phẩm vi xử lý smartphone của Qualcomm và các nhà sản xuất khác đều có những tính năng như vậy nên hầu hết thiết bị điện thoại đều sở hữu chúng.
Thiết kế micro phụ cũng áp dụng trong mục đích khác: xác định giọng nói gửi đến trợ lý thông minh (Siri, Google Assistant…), giúp định vị hướng phát ra giọng nói. Tiếp đó, hệ thống xử lý âm thanh thu về nhằm phân biệt tiếng ồn ngoại cảnh, ngay cả khi đó là giọng nói khác, hay từ tivi. Cuối cùng, hệ thống cung cấp âm thanh tốt nhất đến thuật toán nhận diện giọng nói của trợ lý ảo.
Hiện nay, ngoài điện thoại, tính năng khử tiếng ồn xuất hiện trên đa dạng tai nghe không dây, loa thông minh như Google Home, Amazon Echo.
Loa thông minh Amazon Echo - Ảnh: Amazon
Khử tiếng ồn chắc chắn là công nghệ chưa được đánh giá đúng giá trị cao mà nó mang lại ở điện thoại. Chúng ta dường như "nhờ vả" công nghệ này hằng ngày mà không chú ý. Trải nghiệm tuyệt vời của bạn khi nghe gọi, sử dụng thiết bị thông minh hoặc thưởng thức âm nhạc sẽ không hoàn hảo nếu thiếu khả năng khử tiếng ồn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận