TTCT - Thực tế sáp nhập ba xã ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) cho thấy nhiều lợi ích lớn, nhưng vướng mắc lớn nhất vẫn là bài toán con người. Cán bộ bộ phận một cửa của xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Hà ĐôngXã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được hình thành từ việc sáp nhập 3 xã Xuân Thành, Thọ Nguyên và Xuân Khánh, với trên 14.000 nhân khẩu, tổng diện tích 1.223ha, với 16 thôn.Trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần, ông Trịnh Ngọc Sáu - bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Xuân Hồng - cho biết trước sáp nhập, mỗi xã cũ có cơ cấu cán bộ cấp ủy, chính quyền, đoàn thể gồm 10 người được bầu, 11 công chức cấp xã. Tổng cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của ba xã là 63 người, chưa kể lực lượng không chuyên trách hưởng phụ cấp từ ngân sách là 57 người.Không chỉ tốt cho bộ máyHiện xã Xuân Hồng còn 39 cán bộ và chỉ còn 5 người không chuyên trách (phó bí thư Đoàn thanh niên, xã đội phó, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y và chủ tịch Hội người cao tuổi). Số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách giảm mạnh, đồng nghĩa quỹ lương từ ngân sách giảm từ gần 700 triệu đồng xuống còn 495 triệu đồng/tháng. Kinh phí chi thường xuyên giảm từ 900 triệu đồng/năm cho 3 xã cũ xuống còn 480 triệu đồng/năm cho xã mới Xuân Hồng.Việc sáp nhập về mặt chính quyền dẫn tới những thay đổi thực tế khác, không chỉ trong quản lý hành chính. Ông Sáu chia sẻ: "Việc sáp nhập ba xã thành xã Xuân Hồng được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ những thửa ruộng manh mún, nhỏ lẻ, nay được quy hoạch tổng thể, với diện tích mặt bằng hàng chục héc ta để phát triển kinh tế trang trại, kêu gọi được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bà con nông dân… Sau sáp nhập, ý thức, trách nhiệm đối với công việc phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức xã được nâng lên rõ rệt".Theo ông Sáu, sau sáp nhập, xã Xuân Hồng cũng gặp một số khó khăn. Do trở thành xã có địa bàn dân cư rộng lớn, trong khi không còn lực lượng công an viên ở các thôn như trước kia, mà chỉ có năm công an chính quy về xã làm nhiệm vụ, nên gặp khó về quản lý an ninh trật tự. Xã cũng đang dôi dư các công sở, trạm xá, trường học chưa chuyển đổi công năng.Vấn đề công chức dôi dư là một nỗi đau đầu khác. Sau sáp nhập, Xuân Hồng là xã hạng 1, theo quy định của Chính phủ chỉ được 23 cán bộ, công chức, tức hiện dôi dư 12 người. Huyện và xã đã "động viên" một số người về hưu trước tuổi, nhưng cũng không dễ vì chế độ chính sách của Nhà nước cho những người này còn thấp (cán bộ, công chức về hưu trước 3 - 4 tuổi, được nhận một lần không đến 100 triệu đồng, tùy từng người), trong khi nếu tiếp tục công tác, thu nhập một năm của họ đã tương đương thế.Huyện Thọ Xuân sau khi sắp xếp lại, đã giảm từ 41 xuống còn 30 xã - là huyện có số xã giảm sau sáp nhập nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa. Số công chức chuyên trách cấp xã qua đó giảm từ 774 xuống còn 665 người. Lực lượng cán bộ bán chuyên trách cấp xã cũng giảm từ 818 xuống còn 578 người. Tương ứng là chi ngân sách nhà nước giảm trên 30 tỉ đồng/năm.Ngân sách không phải là khoản tiết kiệm duy nhất sau sáp nhập. Quỹ đất công (công sở, trường học, trạm y tế) đã tăng lên lập tức sau sáp nhập, có thể được quy hoạch lại hoặc chuyển đổi mục đích phục vụ các lợi ích công khác. Thủ tục hành chính cũng được hy vọng sẽ tinh gọn hơn khi số đầu mối trung gian giảm bớt (132 đầu mối trung gian, gồm các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp xã khác).Vẫn là bài toán con người"Khó khăn lớn nhất trong việc sáp nhập là giải quyết dôi dư cán bộ, công chức, viên chức. Việc này phải được thực hiện theo đúng quy định và đề cao tính nhân văn. Về mặt bản chất, việc cán bộ, công chức dôi dư là do thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước (ngoài ý muốn chủ quan của cán bộ, công chức)". "Do vậy, công tác giải quyết dôi dư nên được thực hiện trên tinh thần vận động, tự nguyện của cán bộ, công chức. Để làm tốt điều này cần có một cơ chế riêng, đảm bảo thỏa đáng với hai mục tiêu cơ bản: hỗ trợ tinh giản biên chế (bằng kinh phí) để cán bộ, công chức tự sắp xếp công việc, cuộc sống và chuyển đổi nghề cho cán bộ, công chức sau sáp nhập" - ông Thái Xuân Cường, ủy viên Ban thường vụ, trưởng Ban tổ chức Huyện ủy Thọ Xuân, chia sẻ.■Theo Sở Nội vụ Thanh Hóa, trước sáp nhập tỉnh có 635 xã, phường, thị trấn, hiện còn 559 đơn vị. Tổng số công chức chuyên trách giảm từ hơn 2.800 người còn hơn 1.400 người. Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã quyết liệt nhất: Toàn tỉnh giảm 12% số đơn vị hành chính cấp xã, 26% số thôn, tổ dân phố. Quy mô đơn vị hành chính cấp xã bình quân tăng lên thành 20km2, dân số bình quân 6.600 người. Tổng số công chức cấp xã tinh giản khoảng 3.100, và 25.000 người hoạt động không chuyên trách, tương đương phần lương ngân sách hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Tags: Tỉnh Thanh HóaSáp nhậpThủ tục hành chínhBài toán con ngườiChủ tịch HĐND xãXã Xuân HồngHuyện Thọ Xuân, Thanh HóaĐơn vị hành chínhHuyện Thọ Xuân
Tin tức thế giới 25-11: Ukraine trưng bày mảnh vỡ tên lửa Oreshnik, tin thế giới có cách đánh chặn BÌNH AN 25/11/2024 Israel và Hezbollah giao tranh dữ dội bất chấp EU kêu gọi ngừng bắn; Cái chết bí ẩn của giáo sĩ Israel nghi do bài Do Thái.
Tin tức sáng 25-11: Quốc hội xem xét 'siết' quảng cáo của nghệ sĩ, KOL TUỔI TRẺ ONLINE 25/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét 'siết' quảng cáo của nghệ sĩ, KOL; Vé xe Tết về miền Tây tăng không quá 40%; Lãi suất liên ngân hàng đạt đỉnh 19 tháng...
Cho con 'du học tại chỗ' ở 'trường Mỹ', không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh Đoàn Nhạn 25/11/2024 Phụ huynh chi trăm triệu cho con học 'trường Mỹ' theo hình thức 'du học tại chỗ', không ngờ 'trường' chỉ là trung tâm tiếng Anh.
Cận cảnh mảnh vỡ tên lửa siêu vượt âm Oreshnik THANH BÌNH 25/11/2024 Cơ quan An ninh Ukraine đã cho các nhà báo thấy những mảnh kim loại được cho là của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik.