Theo ước tính sẽ có ít nhất 100.000 con vịt được điều động từ Chiết Giang tới tận vùng giáp biên giới Pakistan, quãng đường gần 5000km.
Lu Lizhi, một nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Nông nghiệp tỉnh Chiết Giang, chia sẻ với tờ Ninh Ba rằng vịt đã chứng tỏ là một biện pháp phòng dịch châu chấu hữu hiệu từ 20 năm trước.
Năm 2000, một “lực lượng” 700.000 gà vịt đã được vận chuyển tới Tân Cương để kiểm soát đàn châu chấu đã tiêu hủy gần 3.8 triệu héc-ta vụ mùa và cây cỏ.
Khi ấy, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vịt là loài tấn công châu chấu hiệu quả hơn nhiều so với gà.
Ông Lu cho biết: “Một con vịt có thể ăn hơn 200 con châu chấu mỗi ngày. Khả năng chiến đấu gấp gà 3 lần.”
Ngoài ra, cũng theo ông Lu, vịt dễ đi theo từng bầy nên dễ quản lý hơn gà.
Nói cách khác, vịt chính là “vũ khí sinh học” vừa rẻ tiền lại vừa thân thiện với môi trường so với thuốc trừ sâu.
Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc cho biết trên Twitter rằng “400 tỉ con châu chấu đang từ biên giới Ấn Độ-Pakistan đổ về Trung Quốc.”
Mới tháng trước, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã công bố tình trạng khẩn cấp cấp quốc gia nhằm kêu gọi bảo vệ mùa màng và người nông dân khỏi dịch châu chấu.
Bộ trưởng Bộ thông tin Firdous Ashiq Awan tuyên bố, Pakistan đang đối mặt với dịch châu chấu tàn khốc nhất trong vòng 2 thập kỷ qua. Trong khi đó, nông dân Pakistan còn đòi bộ trưởng nông nghiệp từ chức vì đã chậm trễ trong các biện pháp ngăn ngừa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận