19/09/2024 03:53 GMT+7

Tin tức sáng 19-9: Giá nhà miền Bắc tăng gấp đôi, miền Nam chỉ tăng nhẹ

Một số tin tức đáng chú ý: Giá nhà miền Bắc tiếp tục tăng mạnh, miền Nam biến động không quá lớn; Một doanh nghiệp bất động sản 'khất' nợ trái phiếu đến lần thứ hai; Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng lao động...

Tin tức sáng 19-9: Giá nhà miền Bắc tăng gấp đôi; Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng - Ảnh 1.

Một dự án bất động sản - Ảnh minh họa: TTXVN

Giá nhà miền Bắc tiếp tục tăng mạnh, miền Nam biến động không quá lớn

Theo tin tức từ báo cáo vừa công bố của PropertyGuru Group, tại miền Bắc, giá nhà riêng tăng lên mức 173 triệu đồng/m2 vào quý 3-2024 so với mức 95 triệu đồng/m2 vào quý 1-2021.

Tin tức sáng 19-9: Giá nhà miền Bắc tăng gấp đôi; Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng - Ảnh 2.

CẬP NHẬT GIÁ VÀNG TẠI ĐÂY

Trong khi đó, giá đất nền tại khu vực này tăng lên mức 46 triệu đồng/m2 vào quý 3-2024 so với mức 27 triệu đồng/m2 vào quý đầu năm 2021.

Còn tại khu vực miền Nam, biến động giá đất nền và nhà riêng không quá lớn.

Cụ thể, giá nhà riêng tăng lên mức 106 triệu đồng/m2 vào quý 3 này so với mức 94 triệu đồng/m2 vào đầu năm 2021, và giá đất nền tăng nhẹ lên mức 17 triệu đồng/m2 so với mức 13 triệu đồng/m2.

Báo cáo cũng chỉ ra tại thị trường bất động sản miền Nam, Bình Dương là tỉnh có tăng trưởng mức độ quan tâm nổi bật và giá bán ổn định.

Cụ thể, mức độ quan tâm bất động sản Bình Dương quý 3 này dự kiến tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các địa phương khác như Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai có mức tăng từ 17% - 22%.

Một doanh nghiệp bất động sản 'khất' nợ trái phiếu đến lần thứ hai

Trong báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp vừa công bố, Visrating cho biết, vào tháng 8-2024, có một lô trái phiếu tổng mệnh giá 450 tỉ đồng công bố chậm trả lãi lần đầu.

Tin tức sáng 19-9: Giá nhà miền Bắc tăng gấp đôi; Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Trái phiếu này được phát hành bởi Tập đoàn Novaland vào tháng 8-2020 với kỳ hạn 3 năm, và đến tháng 7-2023 đã được lùi thời gian đáo hạn một năm.

Tuy nhiên trong tháng 7-2024, trái phiếu này tiếp tục được gia hạn thêm một lần nữa đến tháng 8-2025, báo cáo chỉ ra.

Tính chung tổng số trái phiếu chậm trả phát sinh mới tính từ đầu năm đến cuối tháng 8-2024 là 12.700 tỉ đồng.

Tỉ lệ chậm trả lũy kế vào cuối tháng 8-2024 đã giảm nhẹ xuống còn 14,9% so với 15,1% của tháng trước. Khoảng 63% giá trị trái phiếu chậm trả lũy kế đến từ nhóm bất động sản nhà ở, với tỉ lệ chậm trả lũy kế là 31%.

Riêng trong tháng 8-2024, 13 tổ chức phát hành chậm trả thuộc các lĩnh vực bất động sản nhà ở, bán lẻ và nông nghiệp đã hoàn trả tổng cộng 2.400 tỉ đồng tiền gốc cho các trái chủ.

Sau khi thanh toán một phần, dư nợ trái phiếu chậm trả còn lại của nhóm các tổ chức phát hành này còn 8.500 tỉ đồng.

Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng lao động

Ông Nguyễn Thế Chung - kế toán trưởng CTCP Tập đoàn FLC - mới đây có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động với lý do cá nhân kể từ ngày 19-10 tới hoặc khi bàn giao xong.

Trong đơn xin nghỉ, ông Chung cam kết sẽ tuân thủ các điều kiện như hoàn tất công tác bàn giao công việc, tài sản đầy đủ theo quy định trước khi nghỉ việc, đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại về nghĩa vụ, quyền lợi (nếu có) theo quy định.

Kế toán trưởng FLC còn đồng ý để công ty tạm giữ tiền lương tháng còn lại của mình để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính kể từ ngày công ty nhận được đơn xin nghỉ việc.

Không chỉ vậy, ông Chung còn cam kết không khiếu nại, khiếu kiện về các chế độ và vấn đề khác mà doanh nghiệp giải quyết cho ông.

Bộ Y tế trả lời về tác động của tăng lương cơ sở với người đóng bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chính sách bảo hiểm y tế.

Tin tức sáng 19-9: Giá nhà miền Bắc tăng gấp đôi; Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng - Ảnh 4.

Học sinh là đối tượng hưởng lợi từ chính sách bảo hiểm y tế - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo Bộ Y tế, Quốc hội và Chính phủ đã quy định mức đóng bảo hiểm y tế dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng đóng góp của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và người dân.

Luật Bảo hiểm y tế nêu mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương, lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở.

Nhằm khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn hoặc hộ nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Với người đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, người thứ nhất đóng bằng 4,5% lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt đóng bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Ngoài ra, Chính phủ khuyến khích UBND các tỉnh thành căn cứ khả năng ngân sách và kinh phí hợp pháp để trình HĐND ở địa phương quyết định hỗ trợ thêm, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người dân.

Hết tháng 8-2024, số người tham gia bảo hiểm y tế là trên 92,97 triệu người, tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin tức sáng 19-9: Giá nhà miền Bắc tăng gấp đôi; Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng - Ảnh 6.

Tin tức chính trên Tuổi Trẻ nhật báo hôm nay 19-9. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Tin tức sáng 19-9: Giá nhà miền Bắc tăng gấp đôi; Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng - Ảnh 7.

Tin tức thời tiết hôm nay 19-9

Tin tức sáng 19-9: Giá nhà miền Bắc tăng gấp đôi; Kế toán trưởng FLC xin chấm dứt hợp đồng - Ảnh 8.

Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc - Ảnh: TRẦN THUẬN

Tin tức sáng 19-9: - Ảnh 2.Tin tức sáng 18-9: Vietravel Airlines thay tổng giám đốc; Phấn đấu hết 2025 TP.HCM hết nhà tạm

Tin tức đáng chú ý: Vietravel Airlines thay tổng giám đốc; Phấn đấu hết 2025 TP.HCM hết nhà tạm, nhà dột nát; Ủy ban Chứng khoán sắp đình chỉ một kiểm toán viên...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên