19/10/2023 06:05 GMT+7

Tin tức sáng 19-10: Thiết kế lương hưu cần đảm bảo cuộc sống; Lần đầu tiên thay van tim trong van

Tin tức đáng chú ý: Từ tháng 12-2023 làm bằng lái xe online sẽ được giảm lệ phí; Lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam tiến hành thay van tim trong van; Đề nghị thiết kế lương hưu mới phải đủ sống...

Thi lấy bằng lái xe máy - Ảnh minh họa

Thi lấy bằng lái xe máy - Ảnh minh họa

Từ tháng 12-2023, làm bằng lái xe online được giảm lệ phí

Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 63/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng .

Theo đó, kể từ ngày 1-12-2023 đến hết ngày 31-12-2025, lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) khi người dân nộp hồ sơ online được giảm xuống còn 115.000 đồng/lần (thay vì 135.000 đồng/lần như hiện nay).

Từ ngày 1-1-2026 trở đi sẽ áp dụng mức thu lệ phí như cũ.

Như vậy, từ tháng 12-2023, khi nộp hồ sơ online, người dân sẽ được giảm lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe.

Cùng với đó, thông tư quy định giảm lệ phí cấp hộ chiếu khi nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến, kể từ ngày 1-12-2023 đến hết ngày 31-12-2025, áp dụng mức thu lệ phí bằng 90% mức lệ phí hiện hành.

Chỉ 13% người dân rửa tay bằng xà phòng "vào thời điểm quan trọng"

Con số được đưa ra nhân cuộc mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2023, do Bộ Y tế và Quỹ Unilever tổ chức. Theo báo cáo tại đây, rửa tay sạch là biện pháp rẻ tiền và hữu hiệu để phòng chống một số bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu chảy, tuy nhiên nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tỉ lệ người dân rửa tay tại Việt Nam còn thấp, chỉ 13% rửa tay với xà phòng vào thời điểm quan trọng, tỉ lệ này còn thấp hơn ở các gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số.

Theo bà Lương Mai Anh - cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), rửa tay là biện pháp cơ bản ngăn lây truyền mầm bệnh tiêu chảy, đau mắt đỏ, cúm, đậu mùa khỉ, bạch hầu, giun sán...

Dịp này, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã tổ chức hội thảo phát triển năng lực hệ thống dinh dưỡng lâm sàng tại bệnh viện, mục tiêu đến năm 2030 có 100% bệnh viện tại Việt Nam triển khai công tác dinh dưỡng lâm sàng, cung cấp suất ăn/chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh.

Hiện mới có một số bệnh viện thực hiện được các nhiệm vụ khám - tư vấn dinh dưỡng ngoại trú, xây dựng thực đơn bệnh lý và cung cấp suất ăn tại giường, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trong 36 giờ đầu nhập viện. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nơi có khoa dinh dưỡng - tiết chế, tỉ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng là 24,8%.

Lần đầu tiên bác sĩ Việt Nam thay van tim trong van

Các bác sĩ Viện Tim mạch Việt Nam đã thực hiện ca can thiệp khá đặc biệt: thay van động mạch chủ qua ống thông của van sẵn có. Theo đó, bệnh nhân 82 tuổi đã được thay van tim lần đầu năm 2014 (ở thời điểm 73 tuổi). Khi đó bệnh nhân đã nhập viện trong tình trạng nặng nề: suy tim nặng, viêm phổi nặng, phải đặt nội khí quản...

Sau 8 năm thay van động mạch chủ, bệnh nhân có triệu chứng trở lại và gần đây phải nhập viện vì suy tim nặng, siêu âm cho thấy van sinh học đã thoái hóa bởi thông thường van tim sinh học làm từ màng tim bò/heo được xử lý có tuổi thọ khoảng 10 năm, trong khi bệnh nhân thay đã 9 năm, bệnh nhân có chỉ định thay lại van tim.

Hình ảnh ca can thiệp thay van trong van mới được Viện Tim mạch Việt Nam thực hiện - Ảnh: BVCC

Hình ảnh ca can thiệp thay van trong van mới được Viện Tim mạch Việt Nam thực hiện - Ảnh: BVCC

Các bác sĩ đã can thiệp thay van trong van qua ống thông sáng 18-10, đây là trung tâm đầu tiên trong cả nước thực hiện thủ thuật này. Các thông số huyết động có cải thiện rõ sau thay và bệnh nhân tỉnh ngay sau can thiệp.

Việt Nam đã có nhiều bệnh nhân thay van tim và các trường hợp thay van trong van tới đây sẽ nhiều lên do tuổi thọ của van sinh học chỉ 10 năm như nói trên. "Kỹ thuật thành công sẽ mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân" - Viện Tim mạch Việt Nam thông tin.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: Lương hưu tối thiểu cần đảm bảo cuộc sống

Tại buổi tiếp xúc cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM phối hợp cùng Liên đoàn Lao động TP tổ chức chiều 18-10, bà Ngô Thị Mỹ Kha, công nhân ở quận Bình Tân, cho rằng người lao động luôn nghĩ đến an sinh xã hội, tuy nhiên phần lớn người rút bảo hiểm xã hội một lần do không có tích lũy, chọn giải pháp rút một lần thay vì đi vay tín dụng, khó đảm bảo chi trả khi việc làm bấp bênh, nhất là người lao động ngoài 45 tuổi.

Bà Kha có 22 năm làm việc, đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương mới vào làm năm 2002 là 500.000 đồng/tháng đến 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu nghỉ hưu thì tính ra chỉ được khoảng 2,7 triệu đồng/tháng vì lương hưu được tính bình quân cả quá trình đóng bảo hiểm xã hội.

"Trong khi đó, giả sử cách đây vài năm nghỉ việc tôi có trợ cấp thất nghiệp 12 tháng được hơn 70 triệu, rút 1 lần thì được 182 triệu đồng, tính tổng hơn 252 triệu đồng. Sau khi nghỉ việc 1 năm, tôi xin việc trở lại, với kinh nghiệm có sẵn, lương tham gia bảo hiểm xã hội sẽ cao hơn và vẫn đủ ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, như vậy tiền lương hưu vẫn cao hơn so với việc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2002", bà Kha chia sẻ.

Có ý kiến cho rằng lương hưu thiết kế trong Luật Bảo hiểm xã hội hiện nay rất thấp. Mặc dù hằng năm có tính toán đến trượt giá nhưng lương hưu vẫn không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Một người khi nghỉ hưu chỉ nhận mức lương hưu 2,7 triệu đồng/tháng rõ ràng không đủ sống trong thời điểm hiện nay và buộc phải tìm thêm việc để sinh sống.

Mức lương hưu tối thiểu hiện nay thấp hơn cả mức lương tối thiểu vùng sẽ rất khó giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống bảo hiểm xã hội…

Tin tức đáng chú ý trên Tuổi Trẻ nhật báo ngày 19-10. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Tin tức đáng chú ý trên Tuổi Trẻ nhật báo ngày 19-10. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Tin tức thời tiết 19-10 - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tin tức thời tiết 19-10 - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tin tức sáng 19-10: Thiết kế lương hưu cần đảm bảo cuộc sống; Lần đầu tiên thay van tim trong van - Ảnh 6.

Tin tức giải trí 18-10: Thanh Thanh Huyền bị "treo" lên móc quần áo; Phạm Lịch học hátTin tức giải trí 18-10: Thanh Thanh Huyền bị 'treo' lên móc quần áo; Phạm Lịch học hát

Một số tin tức đáng chú ý: Thanh Thanh Huyền bị cộng đồng mạng 'treo' lên móc quần áo; Phạm Lịch tham gia 'Chị đẹp' để học hỏi về giọng hát; 80 thí sinh thuyết trình bảo vệ thiết kế vào top 40...



Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên