Người dân trước khi vào mua sắm tại trung tâm thương mại ở quận 1, TP.HCM phải xuất trình thẻ xanh (2 mũi), khai báo y tế và đo nhiệt độ (ảnh chụp chiều 25-11) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 6-12 đến 16h ngày 7-12, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 13.835 ca ghi nhận trong nước (giảm 723 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 7.306 ca trong cộng đồng).
Bình Dương tăng 419 ca, Hà Nội tăng 150 ca
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (965), Cần Thơ (898), Tây Ninh (869), Sóc Trăng (746), Hà Nội (737), Đồng Tháp (697), Bình Dương (645), Bình Phước (640), Cà Mau (615), Vĩnh Long (529), Bà Rịa - Vũng Tàu (491), Khánh Hòa (486), Bến Tre (441), Bạc Liêu (434), Tiền Giang (340), An Giang (325), Thừa Thiên Huế (306), Hậu Giang (293);
Bình Định (281), Đồng Nai (272), Trà Vinh (254), Kiên Giang (229), Bắc Ninh (190), Nghệ An (179), Gia Lai (178), Bình Thuận (170), Hải Phòng (156), Đà Nẵng (141), Đắk Nông (137), Đắk Lắk (131), Lâm Đồng (100), Thanh Hóa (97), Hà Giang (86), Ninh Thuận (84), Long An (83), Phú Yên (63), Quảng Nam (53), Vĩnh Phúc (51), Hưng Yên (42), Quảng Ngãi (40);
Quảng Ninh (37), Hòa Bình (33), Hải Dương (32), Phú Thọ (32), Kon Tum (32), Nam Định (31), Quảng Bình (28), Quảng Trị (25), Yên Bái (25), Bắc Giang (19), Thái Bình (18), Thái Nguyên (17), Hà Tĩnh (9), Hà Nam (9), Cao Bằng (5), Tuyên Quang (4), Bắc Kạn (2), Sơn La (2), Lào Cai (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (-315), Cần Thơ (-291), Bến Tre (-258).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (+419), Thừa Thiên Huế (+245), Hà Nội (+150).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 13.959 ca/ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.337.523 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.567 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 1.332.216 ca, trong đó có 1.008.839 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (480.448), Bình Dương (285.134), Đồng Nai (90.094), Long An (38.883), Tây Ninh (34.211).
Bộ Y tế tăng "chi viện" cho các tỉnh miền Tây
Về tình hình điều trị, theo số liệu do sở y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong ngày 7-12 có 1.249 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.011.656 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.019 ca.
Từ 17h30 ngày 6-12 đến 17h30 ngày 7-12, cả nước ghi nhận 217 ca tử vong. Trong đó tại TP.HCM 57 ca, gồm có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến: Bình Dương (2), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (37), An Giang (19), Đồng Nai (18), Tây Ninh (14), Tiền Giang (13), Long An (10), Bình Thuận (7), Cần Thơ (7), Vĩnh Long (6), Kiên Giang (6), Đồng Tháp (5), Bạc Liêu (5), Cà Mau (3), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Bình Định (1), Quảng Bình (1), Đà Nẵng (1), Phú Yên (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 202 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.700 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Về tiêm chủng, trong ngày 6-12 có 910.139 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 128.675.533 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.663.229 liều, tiêm mũi 2 là 55.012.304 liều.
Trong ngày 7-12, Bộ Y tế đã điều động, tăng cường nhân lực điều trị từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E và Bệnh viện Nội tiết trung ương chi viện cho các tỉnh: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Sóc Trăng. Riêng thành phố Cần Thơ được Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ thành phố trong công tác điều trị; đồng thời chú trọng triển khai tập huấn, nâng cao năng lực điều trị cho y bác sĩ tại chỗ.
Ngoài ra, để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương quyết liệt, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới (Omicron) của virus SARS-CoV-2.
Đồng thời, chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận