Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.470.164 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.530 ca nhiễm).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.319 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.585.266 ca.
Số bệnh nhân đang thở oxy là 154 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 138 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 13 ca; ECMO: 0 ca.
Ngày 22-9 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 1 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.146 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Trong ngày 22-9 có 60.784 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm xấp xỉ 260 triệu liều, trong đó riêng nhóm từ 18 tuổi trở lên đã tiêm trên 220,3 triệu liều.
Có tình trạng dư thừa vắc xin ở nhiều nước
Theo TTXVN, Hãng Pfizer cho biết đến nay hãng đã cung cấp 400 triệu liều vắc xin tại 79 quốc gia theo hợp đồng ký với Chính phủ Mỹ. Số vắc xin này được viện trợ thông qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vắc xin toàn cầu (GAVI) điều hành.
Ban đầu, chương trình này nỗ lực để có đủ vắc xin hỗ trợ các quốc gia phòng dịch. Tuy nhiên, việc các nhà cung ứng đẩy mạnh hoạt động sản xuất đã dẫn tới tình trạng dư thừa vắc xin trong năm 2022.
Kể từ tháng 6 năm nay, COVAX đang đàm phán với các nhà sản xuất để giảm hoặc giao chậm lại 400 triệu - 600 triệu liều vắc xin theo các hợp đồng ký riêng với họ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận