Tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Tính từ 16h ngày 22-11 đến 16h ngày 23-11, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.132 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 11.126 ca ghi nhận trong nước (tăng 827 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố, có 6.010 ca trong cộng đồng.
61 tỉnh, thành phố ghi nhận ca nhiễm
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.204), Bà Rịa - Vũng Tàu (709), Bình Dương (698), Tây Ninh (600), Đồng Tháp (597), Đồng Nai (571), Bình Phước (509), Vĩnh Long (505), Bình Thuận (493), Bạc Liêu (474), Sóc Trăng (395), Cần Thơ (354),
Kiên Giang (350), An Giang (320), Trà Vinh (295), Hà Nội (260), Cà Mau (252), Bến Tre (236), Hậu Giang (195), Khánh Hòa (172), Thừa Thiên Huế (160), Long An (145), Tiền Giang (112), Bình Định (111), Bắc Ninh (99), Quảng Nam (95), Nghệ An (92),
Hà Giang (79), Đắk Lắk (75), Vĩnh Phúc (70), Đà Nẵng (65), Quảng Ngãi (65), Lâm Đồng (65), Ninh Thuận (57), Đắk Nông (56), Thanh Hóa (52), Phú Yên (51), Thái Bình (50), Quảng Bình (46), Gia Lai (45), Quảng Ninh (44), Nam Định (40), Hòa Bình (35),
Hà Tĩnh (32), Tuyên Quang (28), Phú Thọ (27), Bắc Giang (24), Hà Nam (22), Hải Dương (19), Hưng Yên (16), Quảng Trị (15), Lạng Sơn (10), Cao Bằng (7), Ninh Bình (6), Kon Tum (6), Điện Biên (4), Lào Cai (4), Sơn La (3), Thái Nguyên (2), Hải Phòng (2), Yên Bái (1).
Ngày 23-11, Sở Y tế Bình Dương đăng ký bổ sung thông tin cho 28.000 ca nhiễm trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19, sau khi Bình Dương rà soát và thu thập đầy đủ thông tin của các ca nhiễm COVID-19 đã được lấy mẫu từ những ngày trước đó.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-343), Cần Thơ (-181), Đắk Lắk (-91).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bà Rịa - Vũng Tàu (+310), Bình Phước (+232), Vĩnh Long (+198). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 10.070 ca/ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.143.967 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.110.836 ca, trong đó có 908.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (459.123), Bình Dương (277.406), Đồng Nai (83.385), Long An (37.554), Tiền Giang (24.056).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.034 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi cho đến nay là 911.310 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.295 ca, trong đó: thở oxy qua mặt nạ: 3.647 ca; thở oxy dòng cao HFNC: 1.020 ca; thở máy không xâm lấn: 163 ca; thở máy xâm lấn: 456 ca; ECMO: 9 ca
Số bệnh nhân tử vong tăng trở lại, tăng ở TP.HCM và An Giang
Từ 17h30 ngày 22-11 đến 17h30 ngày 23-11 ghi nhận 167 ca tử vong tại TP.HCM (62), An Giang (28), Bình Dương (12), Đồng Nai (11), Long An (9), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Đồng Tháp (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Quảng Ngãi (1), Trà Vinh (1), Lâm Đồng (1), Ninh Thuận (1), Bạc Liêu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 121 ca, cao hơn hẳn so với các tuần trước đây luôn ở dưới 100 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.118 ca, chiếm tỉ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 22-11 có 2.006.892 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 110.917.609 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 67.337.689 liều, tiêm mũi 2 là 43.579.920 liều.
Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội về việc phòng chống dịch bệnh phục vụ Hội nghị Văn hóa toàn quốc do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Tổ công tác của Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Đắk Lắk xây dựng mô hình chống dịch phù hợp với đặc thù của địa phương.
TP Hà Nội: Từ ngày 23-11, Hà Nội bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho học sinh từ 15-17 tuổi, theo lộ trình hạ dần độ tuổi tiêm chủng, tới đây Hà Nội sẽ tiêm cho nhóm 12-14 tuổi.
Tỉnh Bình Dương: Đến nay, tỉnh Bình Dương đã thành lập 162 trạm y tế lưu động phủ khắp các huyện, thị và tại nhiều khu công nghiệp hỗ trợ F0 tại nhà.
Trước tình hình dịch COVID-19 có chiều hướng phức tạp, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ngãi… đã kích hoạt thêm một số cơ sở y tế để thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, tính đến 14h ngày 23-11, cả nước đã tiêm được hơn 111 triệu liều vắc xin COVID-19. Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin COVID-19 là hơn 90% và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều vắc xin là 58,5% người từ 18 tuổi trở lên.
Có 58 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin cho trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 22 tỉnh đạt tỉ lệ trên 95% là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.
Còn 5 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin dưới 70% dân số từ 18 tuổi trở lên là Thanh Hóa (53,6%), Sơn La (58,3%), Nghệ An (61,1%), Nam Định (64,4%) và Quảng Bình (68,6%). Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.
Hiện đã có 32/63 tỉnh có tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó 4 tỉnh có tỉ lệ bao phủ trên 90% là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đồng Nai và Long An.
Đến hôm nay cả nước đã có 25 tỉnh, thành phố tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi là Hà Nam, TP Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận