Bé là con của chị Phan Ngọc Thanh, cô dâu người Việt cùng chồng và hai con nhỏ đi trên chuyến phà Sewol định mệnh bị chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc.
Phóng to |
Tổng thống Hàn Quốc hỏi thăm bé Ji-yeon sau khi bé được cứu thoát - Ảnh: Koreabang |
Theo bà Kim Ji-yeong, những người thân bên phía gia đình nhà chồng chị Phan Ngọc Thanh, hiện đang có mặt tại Nhà thi đấu quận Chindo, đã xác nhận thông tin trên.
Một số người thân khác bên phía gia đình chồng chị Thanh cũng đang trên đường từ Seoul xuống Nhà thi đấu quận Chindo.
Chị Phan Ngọc Thanh sinh ngày 28-2-1985 tại Cà Mau, lấy chồng rồi sau đó nhập quốc tịch Hàn Quốc ngày 10-7-2013 với tên tiếng Hàn là Han Yun-Ji.
Chị Thanh cùng chồng có hai con là bé trai Kwon Hyuk-kyu (6 tuổi) và bé gái Kwon Ji-yeon (5 tuổi). Sau một thời gian sống tại Seoul, cả gia đình đã quyết định lên phà SEWOL hôm 16-4 để tới đảo Jeju lập nghiệp. Không ai ngờ đó lại là chuyến phà định mệnh.
Các nhân viên cứu hộ chỉ tìm thấy bé Kwon Ji-yeon còn sống, với chiếc áo phao được chính anh trai nhường cho.
Đêm qua 24-4, các thợ lặn Hàn Quốc tiếp tục tìm thấy 16 thi thể trong phà Sewol chìm ngoài khơi, nâng tổng số người thiệt mạng lên 175. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Theo hãng tin Yonhap, như vậy vẫn còn 127 người mất tích. Hiện các đội cứu hộ đang tập trung tìm kiếm ở tầng ba và bốn của phà Sewol, nơi nhiều hành khách bị mắc kẹt khi phà lật ngoài khơi đảo Jindo. Nhà chức trách thừa nhận các nỗ lực tìm kiếm sẽ gặp khó khăn trong ngày hôm nay bởi thủy triều dâng cao và có mưa.
Trước việc các thợ lặn không tìm thấy người sống sót, gia đình các nạn nhân đã thể hiện sự giận dữ và đau đớn với các quan chức chính phủ. Hôm qua họ đã tấn công ông Choi Sang-Hwan, phó lãnh đạo Tuần duyên Hàn Quốc, bao vây Bộ trưởng Ngư nghiệp Lee Ju-Young và lãnh đạo Tuần duyên Kim Suk-Kyoon.
Các gia đình đòi nhà chức trách phải huy động mọi lực lượng để tiếp tục tìm kiếm người mất tích. Bộ trưởng Lee đã cam kết sẽ làm tất cả. “Tổng thống đã ra lệnh phải hành động hay là chết. Tôi sẽ nhận mọi trách nhiệm” - ông Lee khẳng định. Tuy nhiên lời cam kết này không giúp các gia đình bình tĩnh lại.
Tính tới đêm qua, hơn 40.000 người đã đến viếng các nạn nhân tại đài tưởng niệm ở Ansan, phía nam Seoul. Tại đây, nhiều người đã viết những thông điệp cầu mong những người mất tích quay trở lại và thể hiện sự giận dữ đối với chính quyền.
“Ở kiếp sau chúng ta hãy gặp nhau tại một đất nước khác” - một thông điệp viết. “Tôi sẽ chiến đấu chống lại những kẻ xấu cho đến phút cuối cùng để đảm bảo không điều gì đau lòng xảy ra nữa” - một thông điệp khác khẳng định.
NGUYỆT PHƯƠNG - TTXVN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận