13/06/2014 08:32 GMT+7

Tìm thấy hóa thạch loài cá nhỏ hơn 500 triệu năm tuổi

TRÙNG DƯƠNG (Theo Reuters)
TRÙNG DƯƠNG (Theo Reuters)

TTO - Các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy hóa thạch của một loài cá nhỏ, không có xương hàm sống cách đây hơn 500 triệu năm.

L51kGkez.jpgPhóng to

Hóa thạch của loài cá Metaspriggina có niên đại hơn 500 triệu năm tuổi - Ảnh: Reuters

Loài cá đó có tên khoa học là Metaspriggina, sống cách đây khoảng 515-500 triệu năm trong kỷ Cambri, thời ký bùng nổ về dạng sống. Metaspriggina giữ vai trò quan trọng vì làm đầy khoảng trống còn thiếu trong sự hiểu biết của con người về sự tiến hóa đầu tiên của nhóm động vật có xương sống.

Metaspriggina không có hàm, dài khoảng 6cm, đầu nhỏ, mình thon cùng cặp mắt lớn trên đỉnh đầu và cặp túi mũi nhỏ. Mặc dù không có xương nhưng hộp sọ của nó có thể được tạo từ sụn và không rõ có vây hay không. Metaspriggina có bảy cặp vòm mang, có chức năng lọc thức ăn và hô hấp, trong đó cặp đầu tiên là khoẻ nhất. Đây là dấu hiệu đầu tiên trong sự phát triển của hàm.

Ông Simon Conway Morris, khoa cổ sinh học thuộc Đại học Cambridge, cho biết: “Một phần của xương hàm sau đó lại tiến hóa thành xương tai giữa nhỏ ở động vật có vú. Sự tiến hóa của những vòm mang có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động sống của các loài động vật có xương sống ngày nay."

Metaspriggina là một trong 100 mẫu hóa thạch của loài cá được tìm thấy ở Burgess Shale, vùng trầm tích nổi tiếng tại Canada và các khu vực khác. Có nhiều mẫu được bảo quản khá tốt, cho thấy những cấu trúc cơ thể nguyên thủy trước khi loài cá tiến hóa mọc hàm.

Các sinh vật giống như Metaspriggina là dạng khởi đầu của loài động vật có xương sống, mà sau này bao gồm cả các loài cá có hàm, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú, gồm cả con người.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Reuters)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên