Hình ảnh luồng sáng được cho là ánh sáng mới - Ảnh: ESA |
Giáo sư Eric Donovan từ ĐH Calgary, Canada, là người đầu tiên phát hiện ra thứ ánh sáng này và đã chia sẻ ảnh chụp nó lên một nhóm trên Facebook. Ông không công nhận nó là một hiện tượng đã được liệt kê và cho rằng đây là thứ ánh sáng mới.
Có người gọi nó là proton arc (tạm dịch là vòng cung proton - loại cực quang rất hiếm và kỳ lạ được tạo ra bởi các luồng hạt proton thay vì electron như ở cực quang thông thường), nhưng Donovan nói không phải.
Ông và đồng nghiệp đã chuyển vấn đề này cho Cơ quan không gian châu Âu (ESA) để họ tìm hiểu thêm. Kiểm tra cho thấy nó dường như là một luồng khí nóng lưu chuyển nhanh ở tầng cao hơn của khí quyển.
ESA đã dùng thiết bị điện trường để đo đạc ánh sáng này khi nó ở cách bề mặt Trái đất 300km và nhận thấy nhiệt độ trong luồng khí cao hơn bên ngoài 3.000 độ C. Ngoài ra ở bên trong luồng khí, không khí lưu chuyển nhanh hơn 600 lần so với không khí ở bên ngoài.
Theo BBC, nhóm tìm hiểu đã gọi thứ ánh sáng lạ này là Steve.
"Thật ngạc nhiên khi một hiện tượng tự nhiên đẹp đẽ do người dân quan sát lại gây ra sự tò mò của các nhà khoa học như vậy", nhà khoa học Roger Haagmans của ESA nói. "Nó cho thấy Steve thực sự rất phổ biến, nhưng chúng ta đã không nhận thấy nó trước đây".
Ông cũng cảm ơn các thiết bị quan sát tân tiến cùng "các nhà khoa học công dân" đã tìm ra những hiện tượng lý thú trong tự nhiên và tìm cách "định danh" nó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận