Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể...
Bộ Y tế cho biết trong 8 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, có hơn 24.000 người cấp cứu do tai nạn giao thông, gần 500 người cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa... Các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện khám, cấp cứu hơn nửa triệu lượt bệnh nhân.
Trước Tết, lực lượng công an nhiều địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã bắt giữ nhiều vụ học sinh sinh viên tự chế pháo nổ, trong đó có những quả pháo to bằng cẳng chân.
Nhiều vụ phát hiện, bắt pháo lậu, pháo chế được thông tin những ngày cận Tết. Nhưng tiếng pháo vẫn nổ đì đùng như chưa từng có quy định cấm.
Mua nguyên liệu trên mạng về nhà tự chế tạo pháo, 4 học sinh không may bị pháo nổ gây thương tích ở nhiều bộ phận cơ thể.
Không phải bỗng nhiên mà một số trường từ tiểu học đến trung học ở Tây Nguyên phải yêu cầu học sinh làm cam kết không chế tạo pháo nổ, cũng như sử dụng, mua bán pháo nổ.
Cậu bé đến khám tại Bệnh viện E trong tình trạng vùng hàm mặt bị biến dạng, mất môi trên và môi dưới, răng lệch và nhiều răng lồi ra ngoài sau tai nạn pháo nổ trúng mặt năm 2022.
Bạn đọc Tuổi Trẻ cùng có ý kiến bàn về cách ngăn chặn tiếng pháo nổ khắp nơi như trong dịp Tết vừa rồi.
Theo báo cáo của Bộ Y tế về công tác y tế trong dịp Tết Giáp Thìn, trong bảy ngày Tết (từ 29 Tết đến mùng 5 Tết, nhằm từ ngày 8 đến 14-2), cả nước có 604 trường hợp khám và cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa, tăng 51,4% so với Tết 2023.
Nhặt một viên pháo đại rơi xuống sân sau khi nhà hàng xóm đốt pháo chiều mùng 3 Tết, bé gái 5 tuổi ở TP.HCM bị giập nát bàn tay trái, không thể khâu nối và phục hồi.
So với Tết Quý Mão 2023, số ca tai nạn liên quan đến giao thông trong 4 ngày Tết Giáp Thìn 2024 giảm mạnh cả số khám, số nặng chuyển tuyến trên và số ca tử vong. Riêng tai nạn do pháo nổ tăng hơn.
Tiếng pháo nổ bắt đầu "bùm, chéo" đó đây từ thành thị về nông thôn. Thấy cảnh đốt pháo bây giờ không thấy vui, nhìn pháo nổ trong khi dân cư thấy sợ và bực mình vì số ít người chọn cách chơi với nguy cơ cháy nổ.
Bên cạnh tai nạn pháo nổ ở trẻ lớn tuổi, các bác sĩ cảnh báo dịp cận và trong Tết, các tai nạn sinh hoạt khác như chấn thương, bỏng, hóc dị vật… ở trẻ nhỏ có xu hướng tăng.
Dịp Tết Nguyên đán gần kề, nhiều người, đa phần là học sinh, chơi pháo tự chế gây phát nổ và phải vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng nát bàn tay.
Cứ đến gần Tết Nguyên đán lại xảy ra các vụ tai nạn có liên quan tới pháo nổ. Nhiều nạn nhân tuổi học trò thương vong khi tự chế và đốt pháo nổ.
Một trong hai bé trai sử dụng máy xay sinh tố trộn hóa chất chế tạo pháo dẫn đến phát nổ. Các mảnh vỡ dị vật bằng thủy tinh của máy sinh tố đã găm vào nhiều vị trí trên cơ thể các em.
Sau khi tham gia hội nhóm pháo tự chế, N.H.C. (14 tuổi) mua về thử, bị pháo nổ gây chấn thương nghiêm trọng.
Bốn ngày nghỉ Tết (tính từ 7h sáng 29 Tết đến 7h sáng mùng 3 Tết), các bệnh viện đã khám, cấp cứu cho trên 16.300 người bị tai nạn giao thông, tăng 3,7% so với Tết 2022. Trong đó đã có 179 người chết, tăng 17 người so với cùng kỳ.
Người nhà cho biết M. chơi pháo tự chế. Sau tiếng nổ lớn, M. bị đứt lìa bàn tay phải, cùng nhiều vết thương vùng mặt, cổ, ngực, bụng, cơ quan sinh dục...
Em trai này tự mua thuốc pháo trên mạng về làm pháo thì bất ngờ pháo tự chế phát nổ, máy xay sinh tố gần đó văng vào ngực khiến nạn nhân bất tỉnh, nhập viện trong tình trạng bỏng, kim loại găm trong lồng ngực.