
Bí thư Thành ủy TP Huế Lê Trường Lưu lý giải vì sao Huế vẫn giữ nguyên phương án đặt tên các xã vùng cao ở huyện A Lưới hiện tại theo số từ 1 đến 5, trong khi các địa phương lân cận đã thay đổi cách đặt tên này.

Có hơn 65% cử tri hộ gia đình ở thành phố Vinh, Nghệ An đồng ý với phương án đặt tên các phường theo số thứ tự và phường Cửa Lò.

Tỉnh Ninh Thuận thống nhất điều chỉnh tên gọi các xã phường của đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, không còn các tên gọi kèm số thứ tự như trước đó.

An Giang đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi về việc đặt tên lại các xã, phường sau sáp nhập. Vậy có bao nhiêu xã, phường cần đặt lại tên sau khi bỏ các hướng: đông, tây, nam, bắc?

Huyện Hải Lăng của Quảng Trị lần thứ 3 thay đổi phương án đặt tên xã mới, trong đó một xã được đặt tên theo phương hướng, 4 xã đặt theo địa danh.

Trong 6 cây cầu dự kiến kết nối Bình Dương và Tây Ninh thì cầu Bình Tây là cây cầu thứ 3 đã thông xe, nay chính thức được đặt tên.

Theo lãnh đạo huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc), phương án lấy tên các xã mới Bình Nguyên, Xuân Lãng, Bình Tuyền, Bình Xuyên đều gắn liền với lịch sử của địa phương.

Quảng Nam đã điều chỉnh tên gọi một số đơn vị hành chính cấp xã, tên nhiều dòng sông dự kiến được đặt cho xã mới sau sắp xếp.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã họp khẩn và thống nhất không đặt tên xã, phường theo hướng đông, tây, nam, bắc... sau khi nhận được phản ánh của người dân. Tỉnh giao các địa phương lấy ý kiến dân đặt tên cho phù hợp với truyền thống.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp, nguyện vọng của người dân về tên gọi của các đơn vị hành chính sau sáp nhập, Hà Nam đã thống nhất đặt tên các xã, phường mới dự kiến theo địa danh thay cho số thứ tự.

Sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm khen cách đặt tên phường mới ở TP.HCM, một 'làn sóng' lấy tên địa danh thân thuộc để đặt đã lan ra khắp các địa phương.

Sau chỉ đạo 'nóng' của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc về bỏ phương án đặt tên xã, phường theo số thứ tự, các huyện, thành phố đã đưa ra phương án đặt tên xã, phường mới để lấy ý kiến người dân.

Ngày 23-4, lãnh đạo thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) cho hay HĐND thị xã đã họp và thông qua sửa đổi phương án đặt tên phường từ đánh số sang dùng địa danh.

Ông Trần Quang Toại, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đồng Nai, cho rằng có vài địa danh có ý nghĩa lịch sử văn hóa được lưu giữ, nhưng có nhiều tên phường trong nội ô Biên Hòa sau sắp xếp chưa được đặt lại là điều nên cân nhắc.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các sở, ngành triển khai nghiên cứu, tiếp thu ý kiến nhân dân, đặt tên xã, phường mới bảo đảm tính ổn định, phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa, truyền thống.

Sau khi người dân góp ý về tên gọi các xã, phường ở Bình Dương trong dự thảo sáp nhập các đơn vị hành chính, địa phương đã tiếp thu và đổi.

Sáng 23-4, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị thảo luận, thống nhất phương án điều chỉnh giảm thêm 10 đơn vị hành chính cấp xã trong số 88 xã, phường sau sắp xếp đã được thông qua tại nghị quyết ban hành trước đó.

Tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến lấy tên các xã, phường mới là tên các huyện, thành phố Phúc Yên, Tam Đảo, Tam Dương... theo số thứ tự.

Quảng Trị hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Người dân vui mừng, đồng thuận vì những tên đất tên làng 500 - 600 tuổi như Câu Nhi, Ái Tử, Cửa Việt, Cửa Tùng... được giữ lại thành tên xã mới.

Sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm khen cách đặt tên phường mới của TP.HCM, một 'làn sóng' đặt tên địa danh thân thuộc cho xã phường đã lan ra mạnh mẽ trong cả nước.