14/05/2013 02:45 GMT+7

Tiểu mủ âm đạo ở bé gái có thận đôi

BS TRƯƠNG ANH MẬU (BV Nhi Đồng 2)
BS TRƯƠNG ANH MẬU (BV Nhi Đồng 2)

TT - Đó là trường hợp của bé V.H.Y., 5 tháng tuổi, nhà ở Bình Dương. Bé bị chảy mủ đục hôi từ âm đạo, không liên quan đến việc đi tiểu. Ngoài ra bé thường sốt, sụt cân, bỏ bú... Đi khám nhiều nơi, bé được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, nhưng sau điều trị các triệu chứng trên vẫn không hết.

Lần này bé nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM do âm đạo ra mủ đục rất hôi kèm sốt cao. Qua thăm khám và siêu âm, các bác sĩ phát hiện thận bên trái của bé là thận đôi và niệu quản dãn to.

Phần thận bất thường (chức năng kém) có niệu quản dãn to thay vì cắm vào bàng quang lại cắm nhầm vào âm đạo của bé và là nguyên nhân gây ra mọi triệu chứng kể trên. Bé được làm thêm các xét nghiệm xạ hình thận để đánh giá chính xác chức năng thận và được phẫu thuật cắt phần thận bệnh. Hiện hậu phẫu bé ổn định, không còn sốt và người nhà bé cho biết dịch mủ không chảy ra âm hộ nữa.

ThS.BS Phạm Ngọc Thạch, phẫu thuật viên chính, cho biết thận đôi là dị tật bẩm sinh gặp khá tương đối ở trẻ em, trong 100 trẻ làm khảo sát hệ niệu ở bệnh viện thì khoảng năm bé có thận đôi.

Nếu là thận đôi, thận phụ nhỏ chiếm 16% chức năng chung, hay ứ nước gây tình trạng dãn niệu quản. Niệu quản của thận phụ cũng thường cắm lạc chỗ ở tử cung, âm đạo, tiền đình ở nữ và vào ống dẫn tinh ở nam.

Nếu niệu quản cắm lạc chỗ ngoài bàng quang sẽ dẫn đến tình trạng tiểu rỉ, tiểu không kiểm soát, quần bé lúc nào cũng ướt, hoặc tiểu mủ khi bị nhiễm trùng.

BS TRƯƠNG ANH MẬU (BV Nhi Đồng 2)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên