Điều này khiến nhiều người lo lắng bởi mỗi năm chỉ được về quê một lần và việc mua vé tàu tết thường rất gian truân.
Nhiều người tỏ ra sốt ruột |
Là người theo dõi tình hình bán vé tàu tết nhiều năm liền, phóng viên Mậu Trường (báo Tuổi Trẻ) chia sẻ vấn đề lớn nhất mà người mua vé thường gặp là luôn phải chờ đợi nhưng kết quả chưa chắc đã nhận được vé.
>> PV Mậu Trường
Anh Đặng Thế Mỹ quê Quảng Ngãi, vào TP.HCM làm việc. Mỗi năm anh Mỹ chỉ được về thăm quê một lần vào dịp Tết Nguyên đán.
Dù biết rành về công nghệ thông tin nhưng anh Mỹ vẫn không thể tin tưởng việc đặt vé qua mạng bởi hệ thống này thường xuyên chập chờn.
>> Đặng Thế Mỹ
Sinh viên Phạm Thị Duyên (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) từ Thanh Hóa vào TP.HCM học tập. Chưa nghe được thông tin về việc bán vé tàu tết, Duyên lo sợ sẽ không mua được vé về quê vì với kinh nghiệm mua vé tàu nhiều năm, việc có được vé trong tay là rất khó khăn, phức tạp.
"Nếu không mua được vé tàu, chắc phải mượn tiền người thân hoặc đợi nhà gửi vào mua vé đi xe khách. Vé xe khách thường rất đắt” – Duyên chia sẻ.
>> Phạm Thị Duyên
Nhận định về thực trạng đặt vé tàu tết hằng năm của người dân, PV Mậu Trường đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. Hơn hết, cần giảm tải áp lực đặt lên các phòng vé tại ga, hình thành các phòng vé vệ tinh để phân tán số lượng người dân đến mua vé.
>> PV Mậu Trường
Thí điểm bán vé điện tử
PV Mậu Trường cho biết để đáp ứng yêu cầu đặt ra từ hành khách, năm nay Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có những thay đổi. Trong đó, việc chậm công bố thời gian bán vé là để hoàn thiện hệ thống bán vé điện tử.
Tuy nhiên dù đã cố gắng, ngành đường sắt Việt Nam cũng khẳng định chỉ có thể đáp ứng 20-25% nhu cầu của hành khách trong dịp cao điểm (tức năm ngày trước tết).
>> PV Mậu Trường
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận