Vị trí hai máy bay SU 22 mất liên lạc trên biển - Đồ họa: NHƯ KHANH |
[live_mobile]
[time]17/04/2015 4:38:26[/time]
Ông Nguyễn Hùng Tân, chánh văn phòng Ủy ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, cho biết Bộ Quốc phòng đã lập Sở chỉ huy tiền phương trên đảo Phú Quý để triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn.[/live_mobile]
[live_mobile]
[time]17/04/2015 11:08:23[/time]
Thông tin từ hiện trường cho biết dấu hiệu duy nhất đến giờ này được phát hiện là một vệt dầu loang do tàu Cảnh sát biển 2009 ghi nhận được.
[/live_mobile]
[live_quote]
[time]17/04/2015 10:48:23[/time]
Trong sáng 17-4, thiếu tướng Lâm Quang Đại - Phó chính ủy Quân chủng phòng không không quân đã đến thăm và động viên chia sẻ với gia đình đại úy Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3, lái máy bay SU-22, phi đội phó phi đội 1, trung đoàn 937).
Ghi nhận của PV Tuổi Trẻ tại gia đình đại úy Tú (Phan Rang - Tháp Chàm), đến giờ này các thành viên trong gia đình đại úy Tú đều khá bình tĩnh và hy vọng lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ sẽ sớm cứu được hay phi công này.
[/live_quote]
[live_quote]
[time]17/04/2015 10:38:23[/time]
Sáng 17-4, phó tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân - Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn đã trực tiếp chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn hai chiếc máy bay Su 22 bị mất tích.
Cụ thể, thiếu tướng Tuấn đã lên máy bay trực thăng từ sân bay Thành Sơn từ Trung đoàn không quân 937 bay ra vùng biển nơi có 2 máy bay SU 22 gặp nạn.
Trong khi đó, vào lúc 10g30, ông Nguyễn Hùng Tân, chánh văn phòng Ủy ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, cho biết qua báo cáo của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, tại hiện trường tìm kiếm 2 chiếc SU-22 đang có 1 tàu của Cảnh sát biển, 2 tàu của Hải quân vùng 4, 1 máy bay quân sự của Sư 370 cùng tàu Biên phòng của tỉnh Bình Thuận đang tổ chức chức phối hợp tìm kiếm.
Các lực lượng phối hợp đã thông tin cho khoảng 215 phương tiện của ngư dân đang hoạt động trên biển biết để hỗ trợ tìm kiếm.
[/live_quote]
[live_mobile]
[time]17/04/2015 09:14:12[/time]
Vào lúc 8g50, ông Nguyễn Hùng Tân, chánh văn phòng Ủy ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, cho biết thời tiết lúc này - gió trên biển cấp 3, 4, trên vùng biển Phú Quý thuận lợi cho việc tìm kiếm cứu nạn 2 chiếc SU-22.
Hiện nay có 10 tàu cá tại Phú Quý đang sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn khi được huy động. Công tác tìm kiếm cứu nạn bây giờ do Bộ Quốc phòng điều phối. Tuy nhiên, phía tỉnh Bình Thuận cũng đã chuẩn bị mọi phương tiện cần thiết để tham gia hỗ trợ công tác cứu nạn khi được yêu cầu. "Chúng tôi đã sẵn sàng trong bất cứ tình huống nào", ông Nguyễn Hùng Tân cho biết.
[/live_mobile]
[live_comment]
[time]17/04/2015 08:10:06[/time]
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận cho biết một tàu tìm kiếm cứu nạn hoạt động thường trực trên đảo Phú Quý chở nhiều chiến sĩ quần thảo liên tục trên vùng biển Phú Quý nhưng vẫn chưa thấy hai máy bay SU-22 và phi công.
[/live_comment]
[live_mobile]
[time]17/04/2015 06:54:35[/time]
Tối 16-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh quân chủng phòng không không quân Việt Nam cho biết do điều kiện đêm tối nên việc tìm kiếm 2 máy bay SU 22 và 2 phi công mất tích đã tạm thời dừng lại.
Tuy nhiên, trong đêm 16-4, các tàu của lực lượng hải quân, biên phòng và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục túc trực tại vị trí nghi máy bay rơi cách đảo Phú Quý 8 hải lý về phía Bắc.
Thiếu tướng Tuấn cho biết sáng 17-4, các máy bay của trung đoàn không quân 937 sẽ tiếp tục cất cánh từ sân bay quân sự Thành Sơn tại TP Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) để tiếp tục phối hợp với các lực lượng tìm kiếm 2 chiếc máy bay SU 22 và hai phi công mất tích.
Thiếu tướng Tuấn khẳng định ưu tiên hàng đầu vẫn là tìm kiếm và cứu nạn các phi công đang mất tích.
[/live_mobile]
[live_mobile]
[time]17/04/2015 06:50:35[/time]
Ðại tá Hoàng Văn Chiến, chính ủy trung đoàn không quân 937, cho biết hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1, lái máy bay SU-22, cấp bậc trung tá, chức vụ phó trung đoàn trưởng trung đoàn 937) và Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3, lái máy bay SU-22, cấp bậc đại úy, phi đội phó phi đội 1, trung đoàn 937).
Trung tá Nghĩa quê ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội, hiện đang sinh sống tại Q.7, TP.HCM; còn đại úy Tú quê ở Kiến Thụy, Hải Phòng, hiện gia đình đang ở Phan Rang - Tháp Chàm.
Hiện nay, người thân và đồng đội của hai phi công Lê Văn Nghĩa và Nguyễn Anh Tú vẫn đang tỏ ra rất bình tĩnh.
Cha của phi công Nguyễn Anh Tú vẫn tin vào điều kỳ diệu đối với con trai mình và mong chờ tin tốt lành từ lực lượng cứu hộ.
[/live_mobile]
[live_quote]
[time]17/04/2015 06:06:53[/time]
Trước đó, chiều 16-4, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh quân chủng phòng không không quân xác nhận 11g trưa cùng ngày, hai máy bay SU 22 của trung đoàn không quân 937 (sư đoàn không quân 370) đã mất liên lạc trên vùng biển Ninh Thuận.
Ông Tuấn cho biết vị trí máy bay mất liên lạc cách đảo Phú Quý 15km về hướng bắc, nằm ở vùng biển giáp ranh hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Theo ông Tuấn, hai máy bay này cất cánh từ sân bay quân sự Thành Sơn (TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) vào sáng cùng ngày và mất liên lạc khi đang diễn tập trên biển.
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, hai máy bay gặp nạn khi đang thực hiện việc luyện tập thao tác cắt bom trên biển và sau đó nhiều khả năng tự va chạm vào nhau.
[/live_quote]
[live_quote]
[time]17/04/2015 05:08:27[/time]
Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị phòng không - không quân, hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, Quân khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn hai phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi.
Trong chiều 16-4, các máy bay quân sự tại sân bay Thành Sơn liên tục bay ra hiện trường. Lực lượng biên phòng Bình Thuận đã điều động tàu cùng 10 cán bộ, chiến sĩ ra hiện trường tìm kiếm cứu nạn phi công, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng thông báo cho ngư dân hoạt động gần khu vực máy bay gặp nạn tham gia tìm kiếm.
[/live_quote]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận