09/08/2019 09:34 GMT+7

Tiếng nước tôi: 'TAM KHOA' là cái chi chi?

ĐỖ THÀNH DƯƠNG
ĐỖ THÀNH DƯƠNG

TTO - Tuần rồi có chị bạn đồng môn, hiện là giảng viên Trường đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), gửi cho tôi một bài báo có tựa 'Thủ khoa, tam khoa khối B là đôi bạn rất thân' và nhận xét: Sao giống trong phim 'Thằng Bờm' quá!

Tiếng nước tôi: TAM KHOA là cái chi chi? - Ảnh 1.

Nghĩ mãi mới hiểu thâm ý của bạn là nhận xét về cái từ "" phảng phất giống cảnh trong phim vợ Bờm bày cho Bờm học chữ Nho: Chữ nhất là một gạch, chữ nhị là hai gạch, chữ tam là ba gạch... Bờm liền láu táu tiếp lời: Biết rồi, chữ tứ là bốn gạch, chữ ngũ là năm gạch..., chữ vạn là một vạn gạch (!?).

Trong từ vựng tiếng Việt vốn có từ "", đây là danh hiệu vinh dự dành cho những người được suy tôn trong thi cử, "người đỗ đầu khoa thi hương" dưới chế độ khoa cử thời phong kiến; còn hiện nay từ này chỉ "người đỗ đầu một kỳ thi (tốt nghiệp, vào đại học)".

Từ điển Hán Việt cũng giảng nghĩa thủ khoa (首科) là "người đậu đầu trong kỳ thi". Tương tự, có thêm từ "hoa hậu" chỉ người phụ nữ chiếm giải nhất trong một cuộc thi sắc đẹp cùng với từ "á hậu" chỉ người phụ nữ chiếm giải nhì trong cuộc thi sắc đẹp, sau hoa hậu.

Nhưng người đậu thứ hai (hạng nhì) trong thi cử nói chung hoặc khoa thi hương nói riêng không hề được gọi là "á khoa" theo cấu trúc đó, mà gọi là á khôi (亞魁) hoặc á nguyên (亞元), chứ không thấy có từ á khoa chỉ người thi đỗ thứ hai, sau thủ khoa - người đỗ đầu kỳ thi.

Chỉ có một từ ghép Hán Việt "á khoa" (瘂科) với các ý nghĩa: "Khoa chữa bệnh câm/Môn thuốc chữa bệnh câm hoặc chỉ khoa nhi trong bệnh viện (với ý là khoa chữa bệnh cho trẻ con chưa biết nói, không tự kể bệnh được)", không liên quan gì đến thứ hạng thi cử cả.

Vậy, có lẽ từ "á khoa" chỉ "người thi đỗ hạng thứ hai" phổ dụng trên báo chí hiện nay là từ mới được sáng tạo, được xã hội mặc nhiên chấp nhận và sử dụng ngày càng phổ biến.

Nhưng đến từ "" thì quả là một sự lắp ghép võ đoán, tùy tiện, làm vẩn đục sự trong sáng của tiếng Việt.

Đoán rằng: cấu trúc "X + khoa" của từ thủ khoa có lẽ là cơ sở của sự ngộ nhận làm xuất hiện thêm các từ á khoa, tam khoa...; như kiểu cấu trúc "X + tặc" trong các từ hải tặc, không tặc, lâm tặc từng bị lấy làm căn cứ để tạo nên những tổ hợp ngô nghê như: đinh tặc, cao su tặc, mông tặc... hiện vẫn nghiễm nhiên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng một cách thoải mái như "chuẩn không cần chỉnh"!

Tiếng nước tôi: Người Nam Bộ nói rút gọn

TTO - Người Nam Bộ hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói "chút xíu" người ta thường nói "xíu".

ĐỖ THÀNH DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên