Một cửa hàng Thế giới di động ở TP.HCM - Ảnh: BÔNG MAI
Chốt phiên giao dịch ngày đầu tuần 20-4, mã cổ phiếu FPT của Công ty cổ phần FPT tăng 0,2%, lên mức giá 51.300 đồng/cổ phiếu. Tính trong một tuần nay, biến động giá của cổ phiếu FPT đã tăng khoảng 10,56%.
╠╦╬╦╬╦╬▓☼▓■
Sáu phiên trở lại đây, cổ phiếu FPT tăng giá liên tục và mang về hơn 3.272 tỉ đồng vốn hóa.
Trong ngày, đại diện FPT cũng công bố kết quả kinh doanh quý 1-2020 với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhận trước thuế lần lượt 17% và 18,9% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 6.631 tỉ đồng và 1.142 tỉ đồng, đạt 102% kế hoạch.
Biên lợi nhuận tiếp tục được cải thiện từ 16,9% trong năm 2019 lên 17,2% trong quý 1. Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt mức 937 tỉ đồng và 747 tỉ đồng, tăng 18% và 19,3% so với cùng kỳ 2019.
Nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ở mức 1.101 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 18,7%.
Đầu tuần, không chỉ FPT, mã MWG (Công ty CP đầu tư Thế giới di động) cũng góp công lớn đẩy thị trường đi lên. Cụ thể, mã này tăng 2,8% lên giá 84.300 đồng/cổ phiếu. Trong một tuần nay, biến động giá của MWG tăng khoảng 17,57%.
Sáu phiên gần nhất, vốn hóa MWG nhận về hơn 4.211 tỉ đồng.
Giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát, MWG công bố lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, đơn vị ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 20.541 tỉ đồng, tức tăng trưởng 18% và lợi nhuận sau thuế đạt 845 tỉ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Về ngành hàng, so với lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, sản phẩm điện thoại và điện tử tăng trưởng dương trong khi nhóm điện lạnh và gia dụng tăng trên 15%. Đặc biệt, ngành hàng máy tính xách tay ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 80% so với cùng kỳ 2019 do nhu cầu học tập và làm việc tại nhà trong mùa dịch COVID-19.
Sở hữu 253 cửa hàng kinh doanh đồng hồ tại thời điểm cuối tháng 2, ngành hàng này mang về gần 300 tỉ đồng doanh thu lũy kế cho MWG. Thực phẩm và FMCGs tăng trưởng hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2019.
Ngoài FPT, MWG, thị trường cũng được nâng đỡ bởi nhiều mã tăng giá như SAB (Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn), PLX (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam), HVN (Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines)...
Đồng thời, nhiều mã kéo thị trường đi xuống như MSN (Công ty CP Tập đoàn Masan), BID (Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam), VPB (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)...
Phiên giao dịch 20-4, dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường đạt 5.192 tỉ đồng, vốn hóa toàn thị trường nhận về hơn 18.600 tỉ đồng. Cuối ngày, VN-Index tăng 5,37 điểm lên 794,97 điểm.
Rổ VN30 đón nhận niềm vui nhỏ khi nhích nhẹ 1,33 điểm (+0,18%). Rõ ràng so với những phiên trước, phong độ của VN30 đã có phần giảm sút.
Sau chuỗi ngày tăng trưởng khá đều đặn, hôm nay sàn HNX và rổ HNX30 lại dắt nhau rơi vào sắc đỏ khi lần lượt giảm 0,78 điểm (-0,71%) xuống 109,68 điểm và 0,1 điểm (0,05%) xuống 208,84 điểm.
Hiện tại, khối ngoại tiếp tục bán ròng 344 tỉ đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận