01/10/2017 19:57 GMT+7

Tiền gửi ngân hàng là đầu tư hay tiết kiệm?

HOÀNG PHI
HOÀNG PHI

TTO - Mấu chốt của cuộc tranh luận về có nên đánh thuế tiền lãi tiết kiệm hay không chính là vấn đề coi tiền gửi ngân hàng là dành dụm hay đầu tư. Giải quyết được vấn đề này hai bên sẽ dễ gặp nhau hơn thay vì không ai chịu ai.

Tiền gửi ngân hàng là đầu tư hay tiết kiệm? - Ảnh 1.

Với rất nhiều người, đó là khoản tiền tích cóp, dành dụm và gửi ngân hàng hưởng lãi và khoản tiền đó đơn thuần là tiết kiệm.

Lập luận của đa số đều theo hướng này, rằng tiền gửi ngân hàng tiết kiệm là tiền đã thực hiện tất cả mọi nghĩa vụ thuế, vì thế .

Gửi tiết kiệm chính là đầu tư?

Nhưng với một số người, nhất là một số các chuyên gia, thì gửi tiền ngân hàng chính là một kênh đầu tư, và hễ là đầu tư thì lợi nhuận phải chịu thuế.

Lập luận của phe thiểu số, tuy vậy, cũng bị phe đa số chống đối, bẻ lại: ngay cả khi đầu tư thì cũng phải tính tới yếu tố trượt giá của đồng tiền, tức là lạm phát.

Chẳng hạn, khi lạm phát ở mức 5%, lãi suất ngân hàng 7%, thì lúc đó gọi là lãi suất thực dương, và người gửi tiền chỉ thực sự "lãi" 2%, chứ không phải 7%.

Còn khi lạm phát ở mức 8% mà lãi suất ngân hàng vẫn 7% thì lãi suất thực âm, vậy là gửi tiền nhà băng vẫn lỗ.

Vậy thì, nếu đánh thuế "đầu tư" bằng kênh gửi tiền vào ngân hàng thì người dân sẽ chọn cách mua vàng, USD, hay bất động sản.

Thực ra, trong mọi kênh đầu tư đều có rủi ro, và rủi ro cao thì lợi nhuận lớn, rủi ro thấp thì lợi nhuận ít, và ngay cả giữ tiền ở nhà cũng đầy những rủi ro.

Những mánh lách thuế, lới buôn tiền

Trong bài viết , tác giả bài viết là một luật sư - kiểm toán viên, vì thế có thể rành rẽ những cách thức và mánh lớn trên thị trường.

Thực ra, gọi đó là mánh lới cũng đúng, mà gọi đó là tối ưu hóa dòng tiền cũng không sai, tùy theo con mắt của người nhìn.

Lấy thí dụ, khi một công ty có doanh thu thuần hàng năm lên tới 1.000 tỉ đồng thì khác với người thường, một cao thủ về tài chính có cách để tiền đẻ ra tiền ngay cả khi gửi vào ngân hàng.

Ấy là khi lướt qua biểu lãi suất gửi tiết kiệm của một số ngân hàng họ dễ dàng tìm thấy ở một vài ngân hàng nhỏ .

Cầm số tiền 1.000 tỉ đó đến và làm thủ tục, nhận sổ tiết kiệm về. Nhưng đó mới chỉ là "vòng gửi xe".

Bước kế tiếp, họ dễ dàng tìm được một ngân hàng đang cho vay với lãi suất 6-7% cho kỳ hạn một tháng. Vậy là, cầm sổ tiết kiệm 1.000 tỉ đến làm tài sản thế chấp, vay được tối đa 98%, tức 980 tỉ đồng, theo đúng quy định của pháp luật.

Nhưng gửi tiền rồi đi vay lại để làm gì?

Bạn đọc có thể thấy được sự chênh lệch về lãi suất 1-2 điểm phần trăm là một câu trả lời vì với số tiền lên tới hàng nghìn tỉ thì con số tuyệt đối sẽ rất lớn.

Và đấy mới chỉ là vòng 1 và vòng hai và người khách hàng trên có thể hoàn toàn thực hiện được vòng 3-5 hay 5. Cứ thế, vòng quay nghìn tỉ sẽ mang đến những con số khổng lồ, và đấy là một cách "đầu tư", nói đúng hơn là "buôn tiền" khi gửi tiết kiệm.

Bạn đọc có thể nhận thấy trong một vụ án gây xôn xao gần đây liên quan đến đại gia Phạm Công Danh có câu chuyện gửi tiền, rút tiền rồi lại gửi tiền này.

Để tối ưu hóa tiền lời, thay vì lấy danh nghĩa công ty đi gửi, số tiền trên đứng tên cá nhân, vì thông thường các ngân hàng trả lãi suất cao hơn cho cá nhân, thấp hơn cho doanh nghiệp.

Kiểu tung hứng gửi-rút-gửi này có thể nói là một cái bắt tay giữa chủ ngân hàng và doanh nghiệp và cho dù điều đó không trái luật nhưng đồng vốn có trong ngân hàng thực sự bị méo mó vì phần lớn chỉ là tiền ảo, là bong bóng được thổi lên.

Vấn đề là thu nhập của người gửi tiền nói trên là rất lớn và không hề đóng một đồng thuế nào. Vì thế nhiều chuyên gia cho rằng ngành thuế cần phải "sờ gáy" kiểu "đầu tư" buôn tiền tiết kiệm này.

Dù vậy, nói đi cũng phải nói lại, những mánh lới trên chính là các kẽ hở của chính sách. Vấn đề là vá víu hay hàn lại để bịt các kẽ hở đó thì một số người có khuynh hướng trám lại cả một chính sách bằng cách "bắt" cả những người làm ăn chân chính khác.

HOÀNG PHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên