06/10/2011 21:52 GMT+7

Tiêm vacxin thủy đậu khi vừa thụ thai

TS.BS LÊ THỊ THU HÀ (trưởng phòng khám thai BV Từ Dũ)
TS.BS LÊ THỊ THU HÀ (trưởng phòng khám thai BV Từ Dũ)

TTO - Ngày 2-8-2011 là ngày hành kinh lần cuối. Chu kỳ kinh thường 30-31 ngày. Ngày 7-9-thử que chỉ lên 1 vạch. Ngày 11-9 em đi tiêm phòng mũi thủy đậu. Ngày 19-9 em xét nghiệm máu thấy bêta HCG = 484.6; Progesteron = 36.6; Siêu âm không thấy thai trong lẫn ngoài tử cung.

Ngày 23-9 xét nghiệm thấy bêta HCG = 2600; Siêu âm thấy echo trống, d=4.4mm, chưa chắc chắn là túi thai hay không. Ngày 28-9 hẹn siêu âm lại.

Em xin hỏi bác sĩ:

1. Nếu như echo này đúng là túi thai thì thai này đã được thụ thai vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 đúng không ạ?

2. Vậy mũi thủy đậu em tiêm vào ngày 11-9 sẽ ảnh hưởng như thế nào lên thai nhi?

3. Có thuốc nào hay phương pháp nào có thể giảm kháng thế của thủy đậu trong cơ thể của em bây giờ (có nghĩa là giảm ảnh hưởng của kháng thể thủy đậu lên thai nhi) hay không? (Vì em nghe nói bên Rubella có loại thuốc nào đó uống liên tiếp 90 ngày để giảm kháng thể Rubella.)

4. Nếu em muốn giữ thai nhi lại thì mũi thủy đậu này có thể gây ra những dị tật nào lên thai nhi? Tỉ lệ dị tật là bao nhiêu %?

5. Em có thể giữ lại và tầm soát dị tật cho thai nhi được không? Lịch trình tầm soát như thế nào?

Vài dòng sơ sài, nhưng trong lòng rất lo lắng và mong muốn giữ lại thai nhi. Rất mong bác sĩ chỉ bảo biện pháp tốt nhất cho 2 mẹ con. Chân thành cám ơn bác sĩ.

Bạn đọc

- Trả lời của TSBS LÊ THỊ THU HÀ - Trưởng phòng khám BV Từ Dũ

Chào em,

Ngày 23-09 beta hCG 2600 mUI/ml, siêu âm thấy vùng echo trống d= 4,4mm tương ứng thai # 4 tuần trong tử cung. Như vậy thụ thai # 2 tuần trước đó, tức ngày 9-9-2011, 2 ngày sau tiêm ngừa thủy đậu.

Vacxin ngừa thủy đậu được sản xuất từ virus gây bệnh giảm độc lực. Vì vậy nguy cơ cho thai nhi theo lý thuyết là có thể, tuy nhiên thấp hơn nhiều lần so với mẹ bị nhiễm bệnh tự nhiên ở giai đoạn này.

Thai phụ mang thai 3 tháng đầu nếu bị nhiễm thủy đậu nguy cơ cho thai là sẩy thai, thai lưu hoặc dị tật bẩm sinh. Nguy cơ thai dị tật bẩm sinh # 2 – 4% ở giai đoạn này.

Để an toàn cho thai nhi, tất cả các phụ nữ khi tiêm ngừa thủy đậu đều được khuyên nên ngừa thai ít nhất 1 tháng sau tiêm ngừa. Trường hợp mẹ lỡ tiêm ngừa thủy đậu khi mang thai thì nguy cơ cho thai là thấp nên vẫn tiếp tục thai kỳ chứ không khuyên bỏ thai.

Sau tiêm ngừa có kháng thể là tốt chứ không nên dùng thuốc để giảm kháng thể.

Lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang thai là do siêu vi qua nhau đến thai. Nếu thai mới ở giai đoạn hợp tử, 2 ngày sau khi thụ thai thì hầu như không ảnh hưởng đến bé. Trường hợp em có thể tiếp tục thai kỳ và khám thai định kỳ. Việc sàng lọc bất thường thai nhi được tiến hành cho mọi thai phụ. Lịch sàng lọc như sau:

- Tuần thứ 11- 12: siêu âm có thể phát hiện thai vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi, cụt chi qua siêu âm. Khi có những DTBS nặng nề này, tư vấn thai phụ và gia đình kết thúc thai kỳ.

- Tuần thứ 11 -13 tuần 6 ngày: siu âm đo độ mờ gáy, kết hợp độ mờ gáy với tuổi mẹ và Double test (PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma Protein A) và Free beta hCG) để đánh giá nguy cơ hội chứng Down, trisomy 18 và trisomy 13. Với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao được tư vấn sinh thiết gai nhau làm nhiễm sắc thể đồ.

- Tuần thứ 14 - 21: làm Triple test tầm sóat nguy cơ hội chứng Down, trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh thai nhi, thực hiện trn những thai phụ chưa lm Double test.

- Tuần thứ 20 - 24: Siêu âm khảo sát hình thái học.

Với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ và có chỉ định xét nghiệm dịch ối được tư vấn xt nghiệm dịch ối để chẩn đoán bệnh lý di truyền và bệnh lý gen. Với những DTBS nặng nề như não úng thủy, bất sản thận hai bên, tim bẩm sinh nặng... tư vấn thai phụ và gia đình chấm dứt thai kỳ.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected]. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO

TS.BS LÊ THỊ THU HÀ (trưởng phòng khám thai BV Từ Dũ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: thủy đậu thụ thai