Nữ tiến sĩ Lorinda Hern trợ giúp tiêm hỗn hợp thuốc độc vào sừng tê giác ở tỉnh Limpopo, Nam Phi - Ảnh: RRP
Trong một nỗ lực nhằm ngăn nạn săn trộm, một khu bảo tồn ở tỉnh Limpopo của Nam Phi đã hợp tác với Dự án giải cứu tê giác (RRP) để bảo vệ loài động vật quý hiếm này bằng cách tiêm hỗn hợp thuốc độc chuyên dụng và thuốc nhuộm vào sừng của chúng.
Theo Đài Al Jazeera ngày 15-5, RRP đã tiêm thuốc độc vào sừng của 700 con tê giác và kết quả cho ra hết sức bất ngờ: chỉ 2 con tê giác rơi vào tay bọn săn trộm để lấy sừng.
RRP đã thử nghiệm phương pháp này từ năm 2010. Mục đích của sáng kiến là khiến sừng tê giác không còn giá trị đối với những kẻ săn trộm và các khách hàng của họ.
Chia sẻ với Hãng tin AP, tiến sĩ Lorinda Hern - người giám sát RRP - cho biết cấu trúc hình ống của sừng tê giác cho phép người ta tiêm vào hỗn hợp chất lỏng có khả năng làm hư hỏng chiếc sừng nhưng không gây hại cho chính con vật.
Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF), kể từ năm 2010, hơn 8.000 con tê giác đã bị săn trộm để lấy sừng. Xấp xỉ 20.000 con tê giác trắng phương Nam hiện còn sinh sống ở châu Phi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận