17/04/2015 06:00 GMT+7

Cách nào bảo vệ cá kênh Nhiêu Lộc?

ĐẶNG TƯƠI -TRÀ MY - Ảnh: Hữu Khoa-Hải Hiếu
ĐẶNG TƯƠI -TRÀ MY - Ảnh: Hữu Khoa-Hải Hiếu

TTO - Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình với việc xử lý những người câu cá, chích điện, bủa lưới trên dòng kênh Nhiêu Lộc, song nên dùng cách nào cho hiệu quả?

Công an tịch thu phương tiện của người câu cá bên bờ kênh Nhiêu Lộc 

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM (thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP) - chia sẻ: Nhà nước đã chi 500 triệu đồng thả cá, trong khi đó dân tìm đủ cách... bắt cá.

Ông Vĩnh cho biết đến nay đã có ba lần thả cá giống trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé với số lượng hàng trăm ngàn con. Ngoài ra, nhiều nhà chùa và người dân cũng tham gia thả cá phóng sinh, thả cá để góp phần làm xanh sạch dòng kênh.

Một đàn cá nhảy và nổi lên mặt nước khi bị điện chích vào

Cá của thiên nhiên, phải trả về với thiên nhiên

Nhiều người vẫn có suy nghĩ cá của thiên nhiên, ai bắt được thì “giữ làm của” cho mình. Không chỉ đơn giản là câu cá bằng cần câu, nhiều người còn tổ chức bắt cá bằng hình thức bủa lưới, chích điện. Ban ngày làm không được thì nhiều người tranh thủ làm vào buổi tối. Những ký cá lóc, điêu hồng, trê… được cân ký và mang ra chợ bán, mặc cho những cảnh báo về sự nhiễm độc của những loại cá sống dưới kênh này.

Đã có quy định cấm nhưng nhiều người vẫn phớt lờ

Anh Cao Toàn, một người sống ven bờ kênh Nhiêu Lộc, cho biết rất bức xúc trước việc nhiều người tận diệt cá để thu lợi cá nhân như hiện nay. “Mình chạy bộ một quãng ngắn thôi mà thấy không biết bao nhiêu người ngồi câu cá, có người nhà ở gần đó, có người từ xa đến. Mặc dù có bảng cấm nhưng có vẻ như ai cũng phớt lờ và thoải mái câu về làm thức ăn, hay đơn giản câu vì thích cảm giác bắt được một con cá” - anh Toàn kể.

>> Anh Cao Toàn 

Chứng kiến một dòng kênh từ khi đen ngòm, hôi thối đến khi đang dần hồi sinh như hôm nay, anh Cao Toàn cho biết bản thân mình cảm thấy thật sự đau lòng trước hành động hủy diệt cá, hủy diệt hệ sinh thái của dòng kênh.

“Thử tưởng tượng xem bao lâu nữa thì dòng kênh lại “chết” như xưa vì hành vi vô ý thức của con người” - anh Toàn ngậm ngùi chia sẻ.

>> Anh Cao Toàn 

Người đàn ông quăng lưới trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn dưới chân cầu Điện Biên Phủ để bắt cá

Biện pháp nào?

“Tôi hi vọng chính quyền địa phương có những biện pháp mạnh mẽ hơn để những người câu cá, chích điện, bủa lưới không còn dám tái phạm nữa” - anh Toàn nói thêm.

Vào đầu tháng 4-2015, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP đã đề xuất việc cấm câu cá để mua bán, đánh bắt cá bằng lưới, chài, câu chum trên kênh Nhiêu Lộc, Tàu Hủ.

Sáng 15-4, nhiều người câu cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn qua Q.3, TP.HCM) đã bị công an tịch thu cần câu, buộc thả cá trở lại dòng kênh. 

Tuy nhiên, có bạn đọc khác lại đặt ra vấn đề liệu công an có xâm phạm quyền công dân và xâm phạm đến tài sản của công dân không khi tịch thu cần?

Nước kênh rút cạn, một thanh niên xuống lòng kênh dùng vợt vớt từng đàn cá

Trao đổi ở góc độ pháp luật, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết bản thân ông ủng hộ việc tịch thu cần, tuy nhiên, việc này đứng về khía cạnh luật lại chưa thật sự phù hợp với các quy định hiện hành về xử phạt hành chính, tịch thu phương tiện. Ông Hậu nói:

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu 

Có cùng nhận định, luật sư Huỳnh Phước Hiệp còn cho biết thêm hiện chỉ có hình thức xử lý đối với các trường hợp dùng kích điện, chưa có quy định nào về việc dùng cần câu.

>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp 

Chia sẻ quan điểm cá nhân về hướng xử lý những trường hợp câu cá trái phép ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, luật sư Huỳnh Phước Hiệp cho biết nếu đề xuất xử phạt người câu cá trái phép của UBND TP.HCM được thông qua thì sẽ có cơ sở để tịch thu phương tiện câu cá là cần câu và sẽ có biện pháp xử lý hành chính phù hợp.

15 người tập trung quan sát một người câu được con cá trê to

Theo ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Hậu, đối với những cá nhân đánh bắt cá, ngoài việc bị xử phạt hành chính còn phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước. “Đây là cá do Nhà nước bỏ tiền thả ra kênh để trong hóa dòng kênh chứ không phải cá tự nhiên mà có” - luật sư Hậu chia sẻ.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu 

Bà Hằng - một trong những đầu nậu thu gom cá của các ghe xuồng đánh bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - mang ra chợ Nhỏ (P.15, Q.Bình Thạnh) bán

Bạn đọc Bùi Đức Thành thì đề xuất bên cạnh việc cấm đánh bắt cá bừa bãi, từng tổ dân phố nơi có dòng kênh chảy qua nên lập tổ tự quản bảo vệ dòng kênh.

“Từ tuyên truyền vận động mọi người không xả rác, đánh bắt cá đến chụp ảnh, giữ phương tiện của người vi phạm giao cho cơ quan chức năng xử lý. Đây là việc mọi người nên cùng chung tay, chung sức chứ không nên chỉ dựa vào cơ quan quản lý” - bạn đọc gợi ý.

Nếu không có cá, môi trường sẽ còn xấu hơn

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho biết dòng kênh Nhiêu Lộc đang trong giai đoạn phục hồi và cá là một mắt xích quan trọng trong quá trình này.

“Nếu bắt hết cá thì sự mất cân bằng sinh thái sẽ diễn ra và môi trường sẽ còn xấu hơn. Khả năng phục hồi sẽ không còn nếu không có cá” - ông Long nhận định.

>> Tiến sĩ Vũ Ngọc Long 

“Tất cả biện pháp đánh bắt cá đều đáng bị lên án, đặc biệt là việc chích điện. Việc chích điện không chỉ giết cá lớn, cá bé mà còn hủy diệt hệ sinh vật xung quanh đó" - TS Vũ Ngọc Long khuyến cáo. 

>> Tiến sĩ Vũ Ngọc Long 

ĐẶNG TƯƠI -TRÀ MY - Ảnh: Hữu Khoa-Hải Hiếu
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên