Phóng to |
Cảm xúc lẫn lộn của thân nhân các nạn nhân ở Ý sau khi tòa án ở Turin phán quyết ngày 13-2-2012 - Ảnh: Washington Post |
Theo AFP, tại phiên tòa, tỉ phú Thụy Sĩ Stephan Schmidheiny, 64 tuổi, cựu giám đốc điều hành Công ty ximăng Eternit SpA, và ông Louis de Marchienne, 90 tuổi, cổ đông chính của nhà máy và quản lý Eternit ở Ý đầu những năm 1970, đều vắng mặt. Chỉ có luật sư đại diện của họ tham dự. Cả hai bị cáo buộc gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường, không tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong lao động, bỏ qua các biện pháp bảo đảm an toàn cho công nhân.
Ngoài án tù, họ buộc phải bồi thường thiệt hại với số tiền ước tính lên đến 250 triệu euro. Chủ tọa phiên tòa Giuseppe Casalbore trong suốt ba giờ đã đọc danh sách các nạn nhân sẽ nhận được đền bù. Trong khi đó, các luật sư bào chữa khẳng định sẽ kháng cáo vì cho rằng hai thân chủ của họ không có trách nhiệm trực tiếp trong việc điều hành nhà máy Eternit ở Ý vốn đã phá sản vào năm 1986, sáu năm sau khi amiăng bị cấm..
Thân nhân của những nạn nhân đã vỗ tay òa khóc, la hét vì hạnh phúc sau nhiều năm chờ đợi phiên tòa mang ý nghĩa lịch sử này. Phán quyết của tòa án sẽ tạo ra tiền lệ cho các phiên tòa khác trên thế giới liên quan tới vấn đề an toàn trong lao động, đặc biệt với các nạn nhân bị ung thư vì chất amiăng.
Phiên tòa lịch sử
Apple thanh tra tình trạng lao động tại nhà máy Trung Quốc Theo Reuters, Apple vừa yêu cầu Hiệp hội Lao động công bằng (FLA) thanh tra các nhà máy sản xuất linh kiện cho Apple ở Trung Quốc sau khi có tin công nhân tại các nhà máy này bị đối xử tàn tệ. Lần thanh tra này sẽ diễn ra ở 90% những nơi lắp ráp linh kiện cho Apple, trong đó có nhà máy do Foxconn điều hành ở Thâm Quyến, Thành Đô. |
Hơn 6.000 người gồm cả công nhân cũ và cư dân của bốn thị trấn là Casale Monferrato và Cavagnolo (gần Turin), làng Rubiera ở bắc Ý và thành phố biển Bagnoli đã đến dự phiên tòa. Piero Ferraris, người có cha là Evasio chết vì bệnh ung thư phổi năm 1988 sau thời gian làm việc ở nhà máy Eternit từ 1946 - 1979, nói: “Phiên tòa sẽ đi vào lịch sử, nhưng dù vậy cha tôi cũng không thể trở lại”.
Nhà khoa học Mỹ Barry Castelman ra tòa với tư cách là nhân chứng cho biết amiăng bị xác định có liên quan tới ung thư từ năm 1950. Các quốc gia phát triển đã chính thức cấm chất này vào năm 2005. Tuy nhiên, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ vẫn tiếp tục dùng như thành phần hỗ trợ thẩm âm, chống nóng và thông gió, chống cháy trong các vật liệu xây dựng. Đây có thể gọi là quả bom nổ chậm do các căn bệnh bắt nguồn từ amiăng phải mất tới 20 năm mới phát tác.
Thủ phạm gây bệnh ung thư
Tại Pháp, từ năm 1996 đã có những đơn kiện đầu tiên của công nhân bị bệnh từ amiăng. Ngành y tế Pháp xác nhận 10-20% ca ung thư phổi có liên quan tới amiăng. Tại Thụy Sĩ, ba vụ kiện chống lại các chủ cũ của Công ty Eternit là Thomas và Stephan Schmidheiny đều không được xét do bị hết thời gian kiện vào năm 2008. Còn ở Bỉ, tòa án tháng 11-2011 đã phán quyết Eternit bồi thường 300.000 USD cho gia đình của một nạn nhân là kỹ sư nhà máy vào năm 2000.
Thế giới đã có hàng ngàn ca bệnh phổi kinh niên, ung thư và nhiều loại bệnh khác trong 40 năm qua vì amiăng. Năm 2009, ở Anh đã có chiến dịch kêu gọi chính phủ chi tiền cho các công trình nghiên cứu liên quan tới ung thư vì amiăng. U trung biểu mô do tiếp xúc với amiăng nằm trong số 20 loại ung thư nhiều nhất ở Anh, nhưng lại ít được nghiên cứu nhất dù rất khó điều trị và hóa trị không có kết quả. Anh dự báo năm 2013 nước này sẽ có 2.200 ca ung thư do amiăng gây ra.
Khoảng 228 giáo viên ở Anh đã chết vì các bệnh liên quan tới amiăng từ 1991 - 2005. Chính phủ Úc đã chi hơn 6 triệu USD để nghiên cứu về các loại ung thư do amiăng. Những người làm mộc, hàn xì, thợ điện có nhiều nguy cơ mắc bệnh liên quan tới amiăng do hít phải bụi từ khoáng chất bị tan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận