TTCT - Làm thế nào mà một người đàn ông "đầu đen", râu ria xồm xoàm, lại có thể thản nhiên đạp lên cuốn Kinh Koran nhiều lần, nhét những lát thịt xông khói vào, rồi đốt cháy mấy trang trước nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thủ đô Stockholm? Đáng nói hơn, biến cố diễn ra trong sự bao bọc của cảnh sát Thụy Điển hôm thứ tư 28-6 tuần rồi, ngay ngày lễ Eid al-Adha của người Hồi.Có điều gì rất ư là "trục trặc" đang diễn ra tại đất nước đông 10,5 triệu dân được xem là phát triển hàng đầu về mọi mặt, từ chính trị đến kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật, và dân trí này? Làm thế nào mà một người Iraq nhập cư, 37 tuổi, tên Salwan Momika, lại có thể bôi bác một tôn giáo giữa thanh thiên bạch nhật, mà lại được cảnh sát sở tại cho phép nhân danh tự do ngôn luận? Các nguồn tin báo chí lại gây bất ngờ với chi tiết trước đó một vụ việc tương tự từng bị cấm, song lệnh cấm bị hủy bỏ bởi một tòa án Thụy Điển.Ảnh: UPITự do ngôn luận và tự do tôn giáoTờ Aftonbladet (báo Buổi Tối) của Thụy Điển số ra ngày hôm sau 29-6, thuật lại lời trưởng nhóm điều tra sơ bộ Tomas Granlund nói vụ đốt Kinh Koran này là vụ đầu tiên được cấp phép kể từ khi tòa án hành chính và tòa phúc thẩm ở Stockholm đầu năm nay ra phán quyết rằng quyết định không cho phép đốt Kinh Koran của cảnh sát là không chuẩn xác.Câu hỏi đặt ra là làm thế nào những điều như vậy có thể xảy ra trong khuôn khổ một xã hội mà quyền tự do tôn giáo được xác lập bằng luật từ năm 1951, theo đó mọi người đều "có quyền tổ chức lễ Ramadan, Giáng sinh, Hanukkah hoặc các lễ hội tôn giáo khác..."; được giải thích với ghi chú bổ sung "Tự do tôn giáo là một quyền con người. Tự do tôn giáo được đưa vào trong Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền và Công ước châu Âu về nhân quyền, và trong Công ước Trẻ em"; được nhắc rằng "Luật quy định rằng không ai có thể bị phân biệt đối xử do tôn giáo hoặc hệ thống tín ngưỡng khác của họ".Nhà nước Thụy Điển đã cất công vô cùng để phổ biến quyền tự do tôn giáo bằng nhiều thứ tiếng, không chỉ tiếng Thụy Điển hay Anh, Pháp mà còn cẩn thận bằng cả các tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư, Nga, Ukraine, Tigrinja (của người Ethiopia và Eritrea)...; và soạn sẵn trang web giải thích thế nào là tự do tôn giáo và thế nào là phân biệt đối xử. Thụy Điển cũng có hẳn một cơ quan chấp pháp chống phân biệt đối xử tên là Diskrimineringsombudsmannen (DO), hay Thanh tra Bình đẳng, là cơ quan chính phủ giám sát việc tuân thủ Đạo luật Chống phân biệt đối xử.Sinh sự, sự sinhThật ra, các vụ đốt Kinh Koran như thế này từng diễn ra từ trước đó. Báo Bỉ The Brussels Times 2-7 nhắc lại rằng những vụ đốt Kinh Koran đầy thù hận ở Thụy Điển bắt đầu vào năm 2020 tại thành phố miền nam Malmo, bởi một chính trị gia cực hữu người Đan Mạch với thành tích đốt Kinh Koran và kích động chống người di cư Hồi giáo. Người này đã trở lại vào kỳ nghỉ lễ Phục sinh năm 2022 "tàn phá" miền trung và miền nam đất nước này trong một chuyến du lịch "đốt phá". Những vụ "báng bổ" tiếp tục vào tháng 1 và tháng 4 năm nay trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi thế lần này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức lên án vụ việc trên Twitter: "Không thể chấp nhận được việc cho phép những hành động chống Hồi giáo này dưới cái cớ tự do ngôn luận". Bởi thế, trưởng nhóm điều tra Tomas Granlund quả quyết: "Tại buổi đốt Kinh Koran hôm thứ tư, hoàn cảnh lại khác. Trong trường hợp cụ thể này, đã có hành vi báng bổ Kinh Koran... có nghĩa là có thể có lý do để cho rằng một tội ác đã được thực hiện".Tuy nhiên, một chuyện khác thường khác xảy ra hôm 30-6. Tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu tại Brussels, khi được hỏi về vụ việc, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã không lên án và trả lời rằng ông không có ý định đánh giá vụ này. Ông nhắc lại rằng "không phải mọi thứ hợp pháp đều phù hợp" và kêu gọi "mọi người tỉnh táo" và đối xử với nhau một cách trân trọng - The Brussels Times thuật lại. Phát biểu sau cùng của Thủ tướng Thụy Điển gián tiếp cho thấy không phải ông đồng ý với việc làm này, dù cho nó hợp pháp.■ Tags: Người đàn ôngNhà thờ Hồi giáoTự do ngôn luậnQuyền con ngườiThịt xông khóiThụy ĐiểnĐốt kinh KoranQuyền tự doTự do tôn giáoTòa phúc thẩm
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Cờ đỏ sao vàng, mũ cối và tình cảm dành cho Bác Hồ tại Cộng hòa Dominica DUY LINH 22/11/2024 Người dân Cộng hòa Dominica, với những chiếc mũ cối cùng cờ đỏ sao vàng, đã xuất hiện tại công viên Hồ Chí Minh để chào đón các vị khách quý ngày 21-11.
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...