Ông Nguyễn Văn Trọng, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN&PTNT) cho rằng số liệu đánh giá tác động về thủy sản còn thiếu và không đủ cơ sở khoa học - Ảnh: Nam Trần |
Ngày 5-5, Ủy ban sông Mekong Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn dự án thủy điện Pắc-Beng của Lào trên dòng chính sông Mekong.
Chỉ ưu tiên phát điện, không quan tâm môi trường
Ông Nguyễn Anh Đức, giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển lưu vực sông Mekong khẳng định số liệu và phương pháp tính toán của thủy điện Pắc-Beng là chưa chắc chắn, không tin cậy.
“Thiết kế công trình này chỉ ưu tiên phát điện, không quan tâm đến môi trường. Thiết kế liên quan đến phù sa bùn cát chủ yếu là xả phù sa bùn cát để nhằm bảo vệ công trình thủy điện, vì vậy cần phải được xem xét lại” - ông Đức nói.
Theo ông Đức, các số liệu tác động về phù sa bùn cát mà phía Lào cung cấp cũng rất thiếu, không đầy đủ, thiếu tính thống nhất, không phản ánh được tải lượng bùn cát trong thực tế...” - ông Đức nói.
Ông Đức cũng chỉ rõ thủy điện Pắc-Beng được thiết kế hiện nay sẽ giữ lại hầu hết bùn cát đáy, làm giảm chức năng kiểm soát bùn cát của các công trình phía hạ lưu.
Đáng nói, thủy điện Pắc-Beng lại lấy theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Ông Đức cho rằng không nên chỉ thực hiện theo tiêu chuẩn Trung Quốc mà cần phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế kết hợp với dữ liệu vùng cũng như hệ thống quan trắc và dự báo hiện có của ủy ban sông Mekong.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết các số liệu, đánh giá tác động từ thủy điện Pắc-Beng còn rất sơ sài, không đầy đủ - Ảnh: Nam Trần |
Đánh giá sơ sài về tác động thủy sản
Ông Nguyễn Văn Trọng, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN&PTNT) cũng cho rằng số liệu đánh giá về tác động thủy hải sản của thủy điện chỉ thông qua 2 đợt khảo sát rất ngắn. Do vậy, số liệu nền không đủ cơ sở khoa học cho đánh giá tác động.
Theo ông Trọng, ngay tài liệu của chủ đầu tư thủy điện Pắc-Beng cũng nói đập sẽ gây tác động lớn đến cá di cư. Tuy nhiên, số liệu không đề cập việc hình thành hồ phía đập 97km sẽ làm mất các vùng cư trú trên thượng lưu của ấu trùng, cá bột, cá con không trôi dạt được xuống hạ lưu do tác động dòng chảy bị chậm lại.
Trao đổi với Tuổi Trẻ sau buổi tham vấn đầu tiên, thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết việc đánh giá tác động được các chuyên gia quốc tế cũng như trong nước chỉ ra ở bảy lĩnh vực: thủy lực-phù sa bùn cát, hệ sinh thái, thủy sản, chất lượng nước, kinh tế xã hội, giao thông thủy và an toàn đập.
“Chúng ta đặc biệt quan tâm đến tác động từ thủy điện này tới hạ lưu, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dù phía Lào đã cung cấp thông tin liên quan cũng như đánh giá tác động của thủy điện Pắc-Beng đến hạ du, nhưng có thể nói thông tin không đầy đủ, rất sơ sài. Qua kinh nghiệm tham vấn trước, có thể nói tác động của Pắc-Beng với đồng bằng sông Cửu Long cũng không nhỏ” - ông Hiển nói.
“Sau quá trình tham vấn trước tại Hà Nội và tới đây tại Cần Thơ, chúng tôi sẽ tổng hợp để có các kiến nghị trực tiếp với phía bạn Lào, và kiến nghị trực tiếp đến Ủy ban hội sông Mekong quốc tế” - ông Hiển cho biết.
Thuỷ điện Pắc-Beng có 16 tổ máy Ông Trần Đức Cường, phó chánh Văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết công trình thủy điện Pắc-Beng nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Lào, có chiều cao lớn nhát của đập là 64m. Theo ông Cường, các thông số chính về thủy điện Pắc-Beng bước đầu cho thấy công tình này có 16 tổ máy với tổng công suất lắp máy là 912 MW, lưu lượng thiết kế qua tuabin là 5.771m3/s, điện lượng trung bình năm là 4.765GWh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận