Mô hình hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu của Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters ngày 21-9, SSC đã ký hợp đồng cùng Bắc Kinh, cho phép Trung Quốc tiếp cận ăngten vệ tinh tại trạm quan sát không gian nói trên từ năm 2011.
Ăngten này cạnh một trạm vệ tinh của SSC và chủ yếu do Mỹ sử dụng, trong đó có Cơ quan Hàng không vũ trụ (NASA).
SSC cho biết sẽ không ký bất cứ hợp đồng mới nào cùng Bắc Kinh sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn. Quyết định này có thể sẽ giới hạn khả năng định vị và khám phá không gian của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương.
SSC cho biết hợp đồng hiện tại cung cấp hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian của Trung Quốc về việc thực hiện các chuyến bay không gian có người lái cho các dịch vụ đo đạc từ xa, theo dõi và chỉ huy. Tuy nhiên, tập đoàn trên không tiết lộ thời điểm hợp đồng cùng Trung Quốc kết thúc.
"Trước sự phức tạp của thị trường Trung Quốc, xuất phát từ bối cảnh địa chính trị chung, SSC quyết định tập trung vào các thị trường khác trong những năm sắp tới", hãng thông báo.
Công ty con của SSC, SSC Space Australia, là bên chịu trách nhiệm quản lý trạm quan sát tại Tây Úc.
Việc phát triển năng lực công nghệ vũ trụ là một trong những ưu tiên mới của Trung Quốc trong quá trình cạnh tranh cùng Mỹ. Trung Quốc đã hoàn thành hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Bắc Đẩu, hệ thống cạnh tranh cùng GPS của Mỹ.
Úc là một đồng minh mạnh của Mỹ và cả hai từng hợp tác với nhau trong nhiều chương trình không gian. Trong khi đó, quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Canberra cũng trở nên căng thẳng thời gian gần đây.
Theo SSC, Trung Quốc hồi tháng 6-2013 đã sử dụng trạm vệ tinh Yatharagga, nằm cách thành phố Perth (Úc) khoảng 350km về phía bắc để hỗ trợ sứ mệnh không gian Thần Châu 10.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận