Một số sàn thương mại điện tử cho hay bắt đầu ghi nhận giá trị giỏ hàng của người mua giảm dần. Người mua giờ tập trung vào nhóm hàng chăm sóc sức khỏe, ngay cả thời trang cũng là nhóm thể dục, thể thao... thay cho nhóm hàng xa xỉ, cao cấp.
Khó khăn kinh tế, ảnh hưởng của lạm phát đã tác động đến ngành bán lẻ trực tuyến. Nhiều nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử cũng cho biết hành vi của người tiêu dùng thay đổi, họ tìm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, có giá tốt và đặc biệt tìm kiếm nhiều hơn các khuyến mãi giảm giá trực tiếp.
Anh Hùng, có gian hàng chuyên bán phụ kiện điện thoại, hàng điện tử, cho biết doanh thu nhóm hàng này giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, người mua hàng online chỉ tập trung vào nhóm làm đẹp hay chăm sóc sức khỏe, cắt giảm chi tiêu không cần thiết.
Theo báo cáo về thị trường thương mại điện tử được thực hiện bởi Lazada tháng 3-2-2023, người tiêu dùng có xu hướng chờ nhận được thêm nhiều giá trị hơn, bên cạnh tìm kiếm các ưu đãi giảm giá đơn thuần...
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2021 đã có đến 83% doanh nghiệp cho phép khách hàng thực hiện toàn bộ quy trình mua sắm trên thiết bị di động, trong khi con số này ở cùng kỳ năm trước chỉ là 52%.
Ngoài ra, để đẩy mạnh hơn nữa thói quen này, tỉ lệ doanh nghiệp tham gia triển khai các chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động để mua sắm cũng tăng cao, đạt 48% trong năm 2021 so với chỉ 35% trong năm 2020.
Ông Nguyễn Anh Đức, tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết trong bối cảnh người dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, các nhà bán lẻ không xem kênh thương mại điện tử để tăng trưởng doanh số mà tập trung hoàn thiện hệ sinh thái, và hỗ trợ người dùng trong quyết định lựa chọn mua hàng hóa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận