Khổ qua
Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) rất hiệu quả trong việc hạ đường huyết. Điều này đã được Viện dược liệu thực nghiệm và công bố. Không chỉ được sử dụng tại Việt Nam, khổ qua còn được dùng chữa tiểu đường type 2 tại một số nước trên thế giới như Philippines, Ấn Độ hay Puerto Rico.
Cách dùng: Thông thường, người ta sử dụng trái khổ qua còn xanh, cắt mỏng, phơi khô, tán bột hoặc nấu nước uống thay trà với liều dùng 20g/ngày. Thân, rễ và lá khổ qua cũng cho hiệu quả giảm đường huyết. Tuy nhiên, cần chú ý vì liều cao của lá và rễ khổ qua có thể gây ngộ độc.
Thiên môn
Thiên môn là loại dây leo thành bụi sống lâu năm, thân xanh dài 1-2m, có nơi dài 4-5m. Rễ củ hình thoi có cuống dài, có những bụi đến 150 củ dài 5- 50cm. Thân mang nhiều cành hình trụ, mọc xoắn vào nhau, nhẵn và có gai cong nhọn. Những cành nhỏ biến đổi thành lá gọi là diệp chi hình lưỡi liềm, có mặt cắt 3 góc, dài 2-3cm, đầu nhọn. Lá thật nhỏ như vảy. Hoa nhỏ màu trắng mọc ở nách lá. Quả mọng hình cầu, đường kính 5-6mm.
Theo Đông y, thiên môn có vị ngọt, tính đại hàn, tác dụng tư âm, nhuận táo, sinh tân dịch.
Cách dùng: Củ thiên môn tươi 200g rửa sạch, lột vỏ đập dập, bỏ lõi cho vào xoong nhỏ, thêm nước vào, đun lửa nhỏ khoảng 30 phút, để nguội, gạn lấy nước uống hoặc nấu thành cao lỏng cất trong tủ lạnh, dùng dần. Không dùng thiên môn cho người có kèm triệu chứng đi cầu lỏng.
Trái dâu tằm
Dâu tằm là cây dễ dàng trồng bằng cành. Dâu tằm không kén đất, có thể trồng trước nhà hoặc trồng làm hàng rào kết hợp lấy trái. Trái dâu tằm có vị chua, ngọt, tính mát, bổ gan, thận, chữa tiểu đường.
Cách dùng: Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường nên ăn chừng 100-200g trái dâu tằm chín. Để dễ bảo quản, bạn có thể vắt nước quả dâu tằm chín, cô thành cao mềm, ngày uống 10-20g. Ngoài ra, bạn có thể phơi khô cất vào lọ, mỗi ngày hãm 10-20g quả khô làm trà. Nếu pha thêm với 1 chút cỏ ngọt sẽ dễ uống và tăng hiệu quả của thuốc, vì cỏ ngọt còn giúp người bệnh thỏa mãn cơn thèm ngọt mà không làm tăng đường huyết. Cũng giống như thiên môn, quả dâu tằm chín còn giúp giảm nhanh triệu chứng khát nhiều, đi tiểu nhiều và táo bón ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Lưu ý: Bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc Tây mà nên dùng kết hợp cả 02 loại, uống cách nhau 2 giờ để tránh tương tác thuốc. Sau 10 - 15 ngày dùng thuốc nam, nếu đường huyết hoặc một trong các triệu chứng như khát nhiều, tiểu nhiều không cải thiện, người bệnh nên dừng thuốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận