Vậy phải làm gì trong trường hợp này?
Một bạn đọc gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.
Luật sư Nguyễn Phong Phú - Đoàn luật sư TP.HCM - tư vấn:
Luật nhà ở hiện hành quy định về chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau:
Điều 131. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, việc chấm dứt hợp đồng thuê được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 84 của luật này.
2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước, việc chấm dứt hợp đồng thuê được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày kể từ ngày bên cho thuê thông báo cho bên thuê biết việc chấm dứt hợp đồng.
b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
c) Nhà ở cho thuê không còn.
d) Bên thuê nhà chết hoặc có tuyên bố mất tích của tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống.
đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
e) Chấm dứt theo quy định tại điều 132 của luật này.
Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
1. Trong thời hạn thuê nhà theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
2. Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của luật này.
b) Bên thuê không trả tiền thuê theo thỏa thuận từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.
c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê.
đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê.
e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.
g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 129 của luật này.
Điều 129. Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở
Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bạn cần cùng người nhà rà soát lại hợp đồng xem trường hợp của mình có thuộc các trường hợp trên không. Nếu không, bạn có thể tư vấn cho người nhà của mình khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có nhà thuê, yêu cầu bên cho thuê tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận