1. Trứng cút - thực phẩm chứa chất bổ não hàng đầu
Chất phospholipid là một loại lipid cấu thành nên màng tế bào của cơ thể, có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ, giúp bổ sung dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Nhắc đến phospholipid, nhiều người sẽ nghĩ ngay trứng gà là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng này dồi dào nhất. Thực tế, hàm lượng phospholipid trong trứng cút còn cao gấp 3 - 4 lần so với trứng gà.
Mặc dù trứng cút có kích thước nhỏ nhưng hàm lượng dinh dưỡng rất cao, ít chất béo và không có carb. Trung bình 9g trứng cút chỉ có 14 calo, chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, choline, riboflavin, folate, axit pantothenic, vitamin A, vitamin B12, sắt, photpho, selen.
Thành phần selenium và riboflavin trong trứng cút là dưỡng chất quan trọng trong hỗ trợ phân hủy thức ăn và chuyển hóa chúng thành năng lượng. Selenium được hấp thụ đầy đủ sẽ đảm bảo hoạt động tuyến giáp diễn ra trơn tru. Ngoài ra, vitamin B12 và sắt có lợi trong tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, đảm bảo duy trì mức năng lượng tối ưu thông qua quá trình hình thành tế bào hồng cầu.
Hàm lượng vitamin trong trứng cút nhiều hơn trứng gà, trong đó hàm lượng vitamin B2 còn cao gấp 2 lần. Ngoài ra, vitamin B12 và sắt có trong trứng cút rất có lợi trong việc tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, đảm bảo duy trì mức năng lượng tối ưu thông qua quá trình hình thành tế bào hồng cầu.
Theo Ths.BS Doãn Thị Tường Vi (Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Lâm sàng) cho hay khi bàn về thành phần dinh dưỡng, trứng gà và trứng cút đều tương đương nhau. Tuy nhiên, khi xét về mặt dinh dưỡng, mỗi loại trứng có tác dụng riêng với sức khỏe. Kích thước của trứng không phải yếu tố quyết định giá trị dinh dưỡng chứa trong nó. Tùy thuộc vào nhu cầu cung cấp dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe mà bạn hãy lựa chọn nên bổ sung trứng cút hay trứng gà vào thực đơn hàng ngày.
2. Cần lưu ý gì khi ăn trứng cút?
Người dị ứng trứng cút không nên miễn cưỡng ăn thực phẩm này vì có thể gây ra tác dụng phụ, chỉ được phép ăn nếu có sự đồng ý của chuyên gia y tế. Ngoài ra, nếu bạn dị ứng trứng gà, hãy thận trọng khi ăn trứng cút bởi bạn cũng có thể dị ứng loại trứng này. Tuy nhiên, người dị ứng với trứng cút chưa hẳn đã bị dị ứng với trứng gà.
Hầu hết trứng cút được bày bán chưa được khử trùng, tức là chúng chưa được làm nóng để tiêu diệt vi khuẩn có hại cư trú trên vỏ. Do đó, phụ nữ mang thai và người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm tránh ăn trứng cút để không gây hại cho sức khỏe. Hoặc bạn có thể ăn trứng cút khi chúng được đảm bảo nấu chín hoàn toàn, không có lòng đỏ chảy hoặc sền sệt trước khi ăn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận