Bức ảnh hai người đàn ông cười trước nhà thờ Đức Bà đang cháy là giả - Ảnh: Politifact
Bức ảnh được lan truyền nhanh chóng trên Facebook vào ngày 15-4 với lời chú thích "Người đàn ông Hồi giáo tươi cười khi nhà thờ Đức Bà cháy…".
Sau đó, bức ảnh đã bị Facebook đánh dấu là ảnh giả. Mạng xã hội lớn nhất thế giới tỏ ra rất sốt sắng trong việc lọc tin giả trong thời gian gần đây.
Trang Politifact thực hiện việc truy dấu bức ảnh trên mạng, và phát hiện bức ảnh được đăng trên trang Sputnik, một trang web vận hành bởi Chính phủ Nga. Bức ảnh được đánh dấu bản quyền Sputnik ở dưới cùng kèm lời chú thích trên trang web "9h29, sơ tán khỏi ".
Tuy nhiên, sau khi phân tích kỹ, Trung tâm pháp lý truyền thông quốc gia thuộc Đại học Colorado Denver tại Mỹ khẳng định hai người đàn ông trong bức ảnh là được chèn vào chứ không phải ảnh thật, nhờ kỹ thuật chỉnh sửa ảnh.
"Ảnh hai người đàn ông đang cười này được thêm vào bức ảnh gốc nhà thờ đang cháy" - Catalin Grigoras, giám đốc trung tâm, cho biết. Ông nói thêm chỉ cần phóng to bức ảnh lên sẽ thấy dấu hiệu chỉnh sửa trên má phải của người đàn ông đứng bên phải.
Trước đó, bức ảnh lan truyền trên Facebook và Twitter với mục đích cổ xúy cho giả thuyết bị cháy là do người đạo Hồi gây ra.
Tuy nhiên, khi bị chất vấn về nguồn gốc bức ảnh, thông tin người trong ảnh, các chủ bài đăng trên mạng xã hội đều ú ớ nói không biết.
Phản hồi từ trang tin Sputnik News
Trong email gửi Tuổi Trẻ Online, trang tin Sputnik News khẳng định tấm ảnh hai người đàn ông cười trước nhà thờ Đức Bà Paris đang cháy không phải là ảnh giả mà là ảnh thật do cộng tác viên của Sputnik chụp từ hiện trường.
Đây là bức ảnh gốc mà Sputnik News gửi cho Tuổi Trẻ Online, chúng tôi đăng lên để rộng đường dư luận:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận