TTCT - Thời gian nguội chủ yếu liên can tới diện tích tiếp xúc với không khí. Diện tích càng lớn, nhiệt càng thoát nhanh. Chẳng hạn đậu Hà Lan có diện tích thoát nhiệt lớn hơn so với khoai tây. Lượng nước chứa bên trong cũng rất quan trọng vì tích tụ nhiều nhiệt. Với cùng khối lượng, dầu nguội nhanh hơn nước gấp bốn lần. Đó là lý do tại sao món khoai tây nghiền vẫn còn nóng, trong khi cây xúc xích đặt lên trên đã nguội từ lâu. Một số người nhạy với đau đớn hơn người khác? Đau là một xúc cảm nên rất chủ quan, có liên can trực tiếp đến lịch sử cá nhân. Một đứa trẻ từng được rèn luyện, từng chịu đựng sẽ ít thấy đau hơn những trẻ không được rèn luyện. Ngoài yếu tố tâm lý, nguyên nhân kích thích tố và di truyền cũng giải thích lý do người ta không đau đớn giống nhau. Các nhà khoa học Canada đã chứng minh đàn ông ít bị đau hơn đàn bà nhờ vào testostérone có tác dụng ngăn chặn. Ngoài ra, người mắc bệnh di truyền hiếm có tên “Hội chứng mất cảm giác đau đớn” không hề cảm thấy đau hay rất ít đau. Hơn nữa, các kỹ thuật kiểm soát cơn đau như thuốc tê, thôi miên hay yoga có thể khống chế đau rất tốt. Hai cặp vợ chồng song sinh có thể đẻ ra hai đứa con giống hệt nhau không? Phóng to Không. Dù cả hai bà mẹ cũng như hai ông bố có tài sản di truyền giống hệt nhau. Cơ thể con người là thể hiện của nhiễm sắc thể. Mỗi tế bào đều có 46 nhiễm sắc thể đi chung nhau theo từng cặp. Ngoại trừ giao tử (trứng và tinh trùng) mà mỗi cặp đều chỉ có một loại nhiễm sắc thể. Lúc khởi đầu tạo ra tế bào tính dục, trao đổi gen bấp bênh giữa các nhiễm sắc thể của cùng một cặp trước khi phân hóa thành giao tử. Lúc hòa trộn gen đầu tiên này, mỗi giao tử vốn là “một tình cờ ngẫu nhiên” của một trong hai nhiễm sắc thể. Và điều đó luôn xảy ra cho mỗi cặp trong số 23 cặp. Nói khác đi, mỗi bố mẹ có thể tạo ra 223 tế bào tính dục có tài sản di truyền khác nhau. Khi thụ tinh, chính là 246 khả năng (70.368.744.177.664 khả năng) đứa trẻ có tài sản di truyền khác nhau. Do đó xác suất để trứng của hai bà mẹ giống hệt nhau được thụ tinh bằng hai tinh trùng giống hệt nhau của hai ông bố gần như bằng 0. Hiện tượng đuôi thằn lằn mọc lại Khi bắt thằn lằn bằng cách nắm đuôi nó, thường chúng ta chỉ giữ được đuôi, còn thằn lằn chạy mất. Hiện tượng này là một hành động tự vệ, vì thiên nhiên cho đuôi thằn lằn có thể tách rời ra và sau đó đuôi mới sẽ từ từ mọc lại. Nhưng lưu ý đuôi đầu tiên (là phần kéo dài của cột sống) có các đốt sống, còn các đuôi mọc kế tiếp thì không có. Nụ cười là bẩm sinh? Không, trẻ con học cười bằng cách bắt chước. Cách nay 20 năm, nhà tâm lý học người Mỹ Andrew Meltzoff quả quyết ngay từ lúc ra đời trẻ con đã có khả năng học hỏi. Khi giao tiếp với bố mẹ, bé bắt chước nụ cười mà người ta tặng cho nó. Nụ cười của bà mẹ thường đi kèm với sự vuốt ve, được liên kết với khoái cảm, làm tăng khả năng học hỏi. Trẻ em mù từ lúc mới sinh sẽ không biết cười. Tại sao chim én bay thấp khi dông bão? Phóng toKhi sắp có dông, nhiệt độ ngoài trời giảm và mặt đất tỏa nhiệt. Khi ấy, độ ẩm của không khí kết hợp với nhiệt từ mặt đất thu hút các côn trùng nhỏ bay là là trên mặt đất. Hiện tượng khí hậu này là thời điểm lý tưởng cho chim én đi ăn mồi. Sinh vật đều có thể phát điện? Loài vật thì có, vì luồng thần kinh là điện di chuyển. Nhưng sinh vật phát điện sống thật sự là cá đuối Torpedo và cá chình điện (lươn điện) sống ở Nam Mỹ. Dọc xương sống rất dài của những loài này có những cơ phận tế bào gọi là elctrocyte. Mỗi tế bào có thể tạo ra vài chục milivolt điện. Tổng hợp lại, lươn điện có thể phóng ra đến 600 volt. Điện cực dương nằm ở gần đầu và điện cực âm ở ngay đuôi. Điện phóng ra nhằm giết chết con mồi. Lớp da của nó dày, nhớt và cách điện khiến lươn không bị hại vì điện của chính mình. Chúng cũng có thể tạo ra một điện trường chừng 20 volt để phân tích môi trường và định hướng đi. Những tín hiệu điện còn cho phép chúng thông tin liên lạc với nhau. Động vật có xương sống hóa thạch cổ nhất nào còn đang sống? Đó là cá vây tay - coelacanthe (loài cá ăn thịt có bộ xương hóa thạch cổ nhất đến 400 triệu tuổi) - mà người ta tin đã tuyệt chủng từ 70 triệu năm trước. Nhưng vào năm 1938, người ta đã rất bất ngờ khi tìm thấy một con còn sống trên bờ biển Nam Phi, sau đó có 200 con khác câu được trên biển Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy loài cá này không có tiến hóa sinh học nội tại, mà chỉ thay đổi hình dáng một chút qua thời gian.
Tình báo Ukraine: Triều Tiên gửi 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga UYÊN PHƯƠNG 26/11/2024 Cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine (DIU) cáo buộc Triều Tiên gửi 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cho Nga.
Khởi tố, bắt 4 bị can gồm 2 giám đốc trong vụ án nhận hối lộ ở Nha Trang PHAN SÔNG NGÂN 26/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can liên quan việc đấu thầu thi công các dự án do Công ty TNHH Dũng Lợi thực hiện trên địa bàn TP Nha Trang.
Sửa thuế thu nhập cá nhân lạc hậu: Phải chờ đến... 2026! LÊ THANH 26/11/2024 Phải có quy định cho phép người nộp thuế thu nhập cá nhân được trừ lãi vay mua nhà, tiền học, khám chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.