Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Giới quảng cáo tiếp thị luôn tạo ra nhu cầu mới và tài tình thuyết phục người tin vào tính cần thiết của những điều mới mẻ đó.
Khi người ta đang cho chó mèo nuôi trong nhà ăn những gì còn sót lại của gia chủ như muôn đời nay vẫn thế, các bộ óc kinh doanh nhạy bén bảo họ rằng, hãy đừng.
Thú cưng cũng xứng đáng có món riêng của chúng chứ. Và một ngành công nghiệp mới ra đời.
Theo The New York Times Magazine, bước chuyển từ "cơm thừa canh cặn" tới "thức ăn riêng" đến từ loài vật có lẽ là phổ biến nhất trong giới thú cưng: chó.
Năm 1860, thợ điện người Mỹ James Spratt đến London (Anh) để bán cột thu lôi. Vừa cập cảng, ông thấy vài con chó ăn bánh quy cứng, lương thực của thủy thủ trong những chuyến đi dài.
Thế là bánh thịt Fibrine cho chó của Spratt ra đời với thành phần gồm có ngũ cốc, củ dền, rau và những phần gelatin của thịt bò thảo nguyên được phơi khô, không ướp muối.
Thậm chí có mẩu quảng cáo lan truyền khắp London, đồn thổi rằng thịt bò này là bò rừng núi do thổ dân da đỏ săn được.
Không rõ liệu thông tin hư cấu trên có phải là nguyên do khiến những chiếc bánh quy này rất đắt, một túi 22kg có giá tương đương với tiền cả ngày công của một thợ thủ công lành nghề hay không.
Với mức giá này, Spratt khôn ngoan hướng đến tệp khách hàng là những quý ông ở vùng nông thôn nước Anh.
Từ Anh, bánh quy Spratt tạo nên một cơn sốt lan xa tới tận nước Mỹ, khiến Spratt quyết định hồi hương, mở rộng kinh doanh vào những năm 1870.
Theo trang The Farmer’s Dog, sau giai đoạn ra mắt, Spratt áp dụng một chiến lược quảng cáo mạnh mẽ nhắm đến những người chủ đề cao sức khỏe vật nuôi và những ai thường tham gia triển lãm chó.
Ông đặt quảng cáo trên toàn trang bìa tạp chí American Kennel Club đầu tiên vào tháng 1-1889.
Trong quá trình quảng bá sản phẩm, ông không quên kêu gọi những khách hàng giàu có ở Anh ca ngợi lợi ích của bánh dành cho chó mang thương hiệu Spratt.
Công chúng Mỹ bị cuốn hút và nhanh chóng thay thực đơn cơm thừa canh cặn mà họ vẫn cho chó ăn thành bánh quy Spratt.
Năm 1907 đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử của dòng sản phẩm thức ăn thú cưng khi một người Mỹ khác là Carleton Ellis - người phát minh ra bơ thực vật hiện đại, chất tẩy vecni và sơn - nảy ra sáng kiến làm bánh quy cho chó theo hình cục xương mà đến ngày nay vẫn còn phổ biến.
Ý định ban đầu của Ellis là lấy sữa dôi dư từ một lò mổ làm bánh quy cho chó.
"Thẩm định viên" chất lượng không ai khác là con chó của ông. Ban đầu chú ta chê, nhưng nhanh chóng đổi thái độ khi ông chủ nặn bánh quy thành hình cục xương.
Chính Ellis cũng không dám chắc liệu hình dáng cục xương đã đánh lừa con chó hay do con chó thấy thương công sức của ông chủ mình mà tỏ ra yêu thích món bánh mới.
Năm 1908, Công ty bánh quy F. H. Bennett chính thức tung ra thị trường loại bánh quy hình xương mà ngày nay được biết đến rộng rãi với cách gọi milk bone - xương vị sữa cho chó.
Sản phẩm này có tên là Ken-L Ration, rất phổ biến vào những năm 1930. The Farmer’s Dog ước tính thức ăn đóng hộp cho chó chiếm đến 90% thị phần vào giai đoạn này.
Đến năm 1941, nó thành công đến mức các nhà sản xuất đã nuôi ngựa chỉ để làm thức ăn cho chó và giết mổ 50.000 con mỗi năm.
Năm 1942, tập đoàn thực phẩm Mỹ Quaker Oats mua lại thương hiệu Ken-L Ration.
Còn bánh quy hình xương, từ bữa ăn chính, dần chuyển thành món tráng miệng cho chó khi người tiêu dùng Mỹ trở nên khấm khá hơn sau Thế chiến II (1939-1945).
Mọi thứ đảo chiều một lần nữa trong những năm 1950, thức ăn khô lại được ưa chuộng, vì kim loại làm hộp đựng thức ăn ướt bị cạn kiệt sau chiến tranh.
Thêm vào đó, người tiêu dùng đã nhận thức được việc sử dụng nguyên liệu là thịt ngựa để làm thức ăn ướt và phản đối kịch liệt.
Đây là cơ hội vàng để một số công ty lớn như General Mills, The Ralston Purina Company tham gia cuộc đua sản xuất và giới thiệu những sản phẩm mới, có thể bảo quản lâu hơn.
Năm 1964, học hỏi chiến lược tiếp thị của tiền bối James Spratt, một nhóm những công ty vận động hành lang trong ngành thức ăn thú cưng phát động một loạt chiến dịch quảng cáo để thuyết phục người tiêu dùng rằng thức ăn chế biến sẵn dạng viên là lựa chọn phù hợp duy nhất và tiện lợi nhất cho những người bạn lắm lông trong nhà.
Kết quả là người tiêu dùng Mỹ hoàn toàn bị thuyết phục. Từ năm 1968 trở đi, lần lượt nhiều thương hiệu thức ăn dinh dưỡng cho chó và mèo trở nên phổ biến.
Quartz nhận định mặc dù mọi người ngày càng nhận nuôi thú cưng nhiều hơn, đây không phải là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán thức ăn cho chó mèo.
Ngược lại, theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, mọi người ngày càng chuộng thú cưng nhỏ nhắn; cho nên ngay cả khi số lượng đông hơn, khẩu phần của chúng vẫn không đủ sức tạo ra sự gia tăng đáng kể trên thị trường thực phẩm cho vật nuôi.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Packaged Facts, xu hướng này tạo nên hai thị trường riêng biệt: thực phẩm được gắn nhãn "tự nhiên" và thực phẩm bổ sung, hỗ trợ cho từng tình trạng cụ thể như đường tiêu hóa nhạy cảm hoặc cần bổ sung men vi sinh.
Cả hai đều được gọi là thực phẩm cao cấp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, mặc dù có ý kiến cho rằng cách phân loại này chỉ là một công cụ tiếp thị.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) không có định nghĩa cụ thể thế nào là thực phẩm cao cấp cho vật nuôi, mà từ này thường được ngầm hiểu dùng chỉ thực phẩm không có thuốc nhuộm hoặc hương vị và có thành phần protein chất lượng cao hơn.
Hướng phát triển trở nên chuyên biệt, đa dạng hóa này cũng giống với nhiều ngành công nghiệp khác.
Theo công ty nghiên cứu thị trường GfK, số lượng thương hiệu thức ăn và đồ ăn vặt cho thú cưng đã tăng 71% từ năm 2011 đến năm 2018.
Cũng trong giai đoạn này, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các loại thức ăn cao cấp cho thú cưng được tiếp thị bằng những từ ngữ như "tự nhiên" và "dành cho người".
Năm 2018, dấy lên tranh luận về việc liệu chế độ ăn cao cấp có tốt cho thú cưng hay không.
Một số bác sĩ thú y cho rằng không, trong khi những người khác lại cho rằng tùy thuộc vào giống chó, một số loài nhất định có thể dễ bị bệnh hơn. Tuy nhiên, có vẻ vấn đề này chẳng ảnh hưởng mấy đến sức tăng trưởng của ngành.
Thức ăn thú cưng là sản phẩm cuối cùng của nhiều năm trời nghiên cứu và thử nghiệm về dinh dưỡng vật nuôi, hóa học thực phẩm và khoa học thú y.
Làm thế nào để biết lũ bốn chân có ưng ý công thức mới ra lò hay không, khi phản hồi giá trị nhất của chúng chẳng có gì ngoài gâu gâu và meo meo?
Vivian Ho, cây bút của tờ The Guardian, đã đến tham quan trung tâm nghiên cứu Waltham Petcare Science ở Melton Mowbray (Leicestershire, Anh), nơi cho ra các nghiên cứu sẽ quyết định sản phẩm tương lai cho hàng chục thương hiệu thức ăn thú cưng như Iams, Cesar, Whiskas…
Bất ngờ đầu tiên: một trong những trung tâm nghiên cứu đổi mới trong lĩnh vực thức ăn vật nuôi của thế giới lại nằm trong một trại ngựa cũ, nằm sâu trong những cánh đồng ngát xanh.
Khoảng một phần ba nhân viên tại Waltham làm việc trong phòng thí nghiệm.
Chúng sống ngay tại Waltham và có nhiệm vụ nếm thử tất cả mẫu sản phẩm mới ra lò.
Dân mạng Việt Nam gọi chó mèo cưng là "hoàng thượng". Nhưng nhung lụa thế nào cũng không bằng cơ sở vật chất hiện đại ở Waltham.
Chó thì được ngủ trên các tấm sưởi và có cả "chó cùng phòng" cho đỡ cô đơn; mèo thì có những chiếc "tổ" trên cao được thiết kế đặc biệt, trông giống như cầu thang xoắn ốc.
Mọi con vật đều có thể bước ra không gian ngoài trời từ chỗ ngủ của mình.
Khi Ho đến Waltham vào một ngày hè u ám năm ngoái, lũ mèo đang nằm thơ thẩn trong những catio - một kiểu "bất động sản sân vườn" cho mèo, nhìn ra bãi cỏ được cắt tỉa cẩn thận, hoặc đang leo trèo trên những trụ cào móng, còn mấy con Labrador đang đuổi theo những quả bóng hay được người huấn luyện dắt đi.
Một số công tác đòi hỏi những chú chó phải tuyệt đối đứng yên, vốn là một việc siêu khó.
Giữa tất cả các hoạt động huấn luyện, vui chơi, thè lưỡi và vẫy đuôi, những con chó và mèo này đang làm việc chăm chỉ.
"Mỗi ngày, chúng ăn hai bữa, và nhờ đó các chuyên gia hành vi, thống kê và dinh dưỡng sẽ nghiên cứu cách chúng phản ứng với thức ăn" - Ho viết.
Mỗi chiếc bát ăn đi kèm một nắp gắn chip để chúng không thể giành ăn với nhau, trang bị thêm cân điện tử để người ta theo dõi những chỉ số như tốc độ ăn, tính liên tục khi ăn.
Giống như các vận động viên chuyên nghiệp, chúng đeo thiết bị theo dõi sức sống. Tất cả con thú đều được giải trình tự gene, và khu ăn ngủ của chúng được giám sát bằng video để phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong hành vi hoặc sự thèm ăn.
Lực lượng mẫn cán này sẽ được nhận nuôi khi chúng có dấu hiệu muốn về hưu.
Phần lớn sẽ về chung nhà với các "đồng nghiệp" con người đã gắn bó với chúng.
Để có thể hòa nhập với thế giới bên ngoài, chó sẽ tập chơi trò nhặt đồ và đi dạo trên các vật liệu khác nhau - dăm gỗ, gạch, đá cuội; lũ mèo thì được tập xem tivi.
Waltham mở cửa vào thời điểm các bác sĩ thú y ở Anh chứng kiến rất nhiều chó mèo bị thiếu vitamin D và còi xương.
Chính tại Waltham, một số khám phá đã định hình thành phần thức ăn cho thú cưng trên khắp thế giới hiện nay.
Rễ hay chiết xuất của rau diếp xoăn hiện nằm trong bảng thành phần thực phẩm cho vật nuôi, là nhờ các nhà nghiên cứu của Waltham vào năm 1997 đã chứng minh lợi ích tiêu hóa của chất xơ giàu dinh dưỡng.
Tất cả thức ăn cho mèo hiện nay đều bao gồm taurine, một loại axit amin quan trọng đối với chức năng tim, thị lực và tiêu hóa mà cơ thể mèo không thể tự sản xuất một cách tự nhiên - và vào thập niên 1980, Waltham đã xác định hàm lượng cần thiết của chất này trong thức ăn khô và ướt.
Năm 2005, họ phát hiện ra rằng mèo không có thụ thể vị giác (taste receptor) dành cho đường.
Chúng có vẻ ưu ái vị umami và kokumi (một vị đầy đặn và đậm đà mà các nhà khoa học cho là vị thứ sáu, sau ngọt, mặn, chua, đắng và umami).
"Hóa ra, mèo có khẩu vị rất giống người châu Á" - Darren Logan, phó chủ tịch nghiên cứu tại tập đoàn thực phẩm Mars, nói với Ho.
Biểu hiện ăn uống nhiệt tình của chó mèo hiển nhiên cung cấp cho đội ngũ Waltham những dữ liệu quan trọng, nhưng việc nghiên cứu về hương vị còn hơn thế nữa.
Các nụ vị giác được mã hóa trong ADN, nghĩa là các nhà khoa học có thể sử dụng trình tự gene của một con vật cụ thể để xem nó sẽ phản ứng với hương vị nào.
Ngoài hương vị, những yếu tố góp phần tạo nên sự thích thú cho bữa ăn còn có kết cấu, độ đặc nhớt, hình thức, nhiệt độ và mùi thơm.
Vai trò chính của Freya Grondinger tại Waltham là ngửi. Cô dùng máy sắc ký khí (gas chromatograph) để tách mùi thức ăn ra từng mùi riêng lẻ.
Những nốt hương mạnh mẽ nhất đối với Grodinger thường là những nốt sẽ được nghiên cứu sâu hơn về khả năng hấp dẫn chó mèo.
Kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của Waltham sau đó được chuyển đến các chuyên gia xây dựng công thức; công thức mới lại được chuyển về Waltham để thử nghiệm trên chó mèo.
Nếu thú cưng phản ứng tích cực, công ty sẽ đánh giá tính khả thi của việc sản xuất công thức đó trên quy mô lớn, và xác định thương hiệu nào của Mars nên sở hữu nó.
Những thương hiệu này rải rác khắp thế giới, và các khu vực khác nhau có sở thích khác nhau, nơi thích đồ khô, nơi thích đồ ướt.
Các công thức cũng phải thay đổi theo nguồn nguyên vật liệu có sẵn tại thời điểm cụ thể.
Tất cả quy trình này có nghĩa là một công thức phải mất nhiều năm ròng để có mặt trên kệ hàng.
Vài tháng sau chuyến thăm Waltham, Vivian Ho đến trụ sở Honey's Real Dog Food, thương hiệu thức ăn sống.
Với 17 năm kinh nghiệm cho chó ăn đồ sống, Jonathan Self bắt đầu thương hiệu vào năm 2009.
Ở Anh, lĩnh vực thức ăn sống dành cho vật nuôi đã tăng khoảng 20% trong năm qua và hiện trị giá hơn 250 triệu USD.
Self xây công ty trên mặt bằng của một nhà máy chế biến cá cũ ở vùng làng quê phía tây London.
Tại đây không có đội ngũ chó mèo siêu sao, chỉ có bất kỳ con chó nào của nhân viên sẵn sàng đi làm cùng chủ nhân vào ngày hôm đó.
Trong phòng chế biến, hàng đống sườn cừu sống được đặt trong thùng, khiến bầu không khí lạnh lẽo nhuốm mùi kim loại đậm đà của máu.
Quá trình xử lý thường mất khoảng năm giờ; sườn cừu mất nhiều thời gian hơn vì xương cứng hơn.
Ba nhân viên đang giám sát việc chế biến gần 3 tấn thực phẩm. Chỗ xương thịt được cho vào máy xay, cùng với cà rốt, parsnip và rau xanh.
Kế đến là máy trộn, cuối cùng là máy đóng gói. Hàng được đông lạnh trước khi chuyển đến tay khách hàng.
Trung bình một khách hàng của Honey bỏ ra 80-100 USD mỗi tháng cho thức ăn thú cưng, trong khi một hộ gia đình trung bình ở Anh chỉ chi khoảng 55 USD.
Nhưng Honey hoàn toàn không phải là lựa chọn đắt tiền nhất trong mảng thức ăn sống.
Self thừa nhận rằng một số khách hàng của ông là người hoàng gia và diễn viên nổi tiếng, nhưng công ty cũng phục vụ những người hưu trí và lao động chân tay không có thu nhập cao.
Ngành công nghiệp thức ăn cho thú cưng trị giá hàng tỉ đô la đầu tư rất lớn vào nghiên cứu các chất kích thích vị giác - thành phần khiến khách hàng bốn chân "nghiện" sản phẩm của họ.
Và hương vị quyến rũ với động vật rất khác con người, chẳng hạn càng kém thơm thì càng ngon.
Theo BBC, một thách thức của ngành phát triển thức ăn thú cưng là làm sao quyến rũ được các loài vật vốn chỉ mê mùi xác chết ven đường, vớ hôi hay thậm chí là mùi nôn mửa (thú ăn thịt vẫn thế), mà không làm chủ chúng buồn nôn.
"Đây là một nghịch lý nhỏ: những mùi mà chó mèo thích thường trái ngược với sở thích của con người" - Logan nói.
Marion Nestle, giáo sư dinh dưỡng và khoa học thực phẩm Đại học New York, thẳng thắn nhắc chúng ta nhớ, động vật thường ăn cả chất thải của con người.
Ví dụ: putrescine và cadaverine, hai hóa chất không màu được tạo ra tự nhiên từ quá trình phân hủy protein, là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi thối của xác thịt đang phân rã.
Và mèo rất thích chúng.
Trong thực phẩm dành cho con người, hàm lượng hai chất này thường được giám sát chặt chẽ để đảm bảo độ tươi và an toàn của thịt, nhưng trong thức ăn cho chó mèo, chúng thường được chủ động bổ sung - dưới dạng chiết xuất từ nội tạng hoặc các chất phụ gia tổng hợp từ phòng thí nghiệm.
Với động vật "ăn chay" tự nhiên như thỏ và chuột lang, cần thêm mùi bạc hà và kinh giới dưới dạng tinh chất.
Nói chung là ngành sản xuất thức ăn cho thú cưng đã phát triển tới mức không gì làm khó được họ.
Thậm chí họ còn thành công đến mức gặp phải một vấn đề nan giải - sản phẩm quá ngon khiến động vật "tiêu thụ quá mức, giống như con người", theo Andrew Knight, giáo sư về phúc lợi và đạo đức động vật tại Đại học Winchester.
Trở lại câu hỏi, vì sao thú cưng của chúng ta lại thấy thức ăn thú cưng gây nghiện đến vậy? Vì nó được tạo ra để như thế.
Cũng như con người, động vật khó cưỡng lại thức ăn ngày càng được chế biến ngon miệng. Nhưng chúng thừa cân hay không không phải lỗi hoàn toàn do nhà sản xuất.
"Thú cưng đâu có tự mở các gói thức ăn?" - Logan nói. Tất cả là do con người không thể cưỡng lại ánh mắt cầu xin của con vật cưng yêu quý mà thôi.
Tiếng Anh có cụm từ "a dog’s life", nghĩa là số con rệp, bất hạnh. Những gì quan sát được ở thị trường thức ăn thú cưng cho thấy điều ngược lại.
Thú cưng có thể ăn sang tới đâu? Câu trả lời là ít ra cũng sang như con người, còn thì có thể hơn.
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là, thức ăn chó mèo sang cả và đắt đỏ có đồng nghĩa với bổ dưỡng?
Khi nhận nuôi Wednesday, một con chó lai giữa giống German Shepherd và Husky, Amy Barkham đã xác định sẽ cho nó ăn đồ cao cấp.
Cô chọn mua hạt khô xịn, giá lên tới 63 USD/túi 15kg, ăn được trong khoảng năm tuần.
Vậy mà sau một tháng, Wednesday đã chán, không buồn đụng tới. Thấy thú cưng sụt ký đáng kể trong thời gian "tuyệt thực", Barkham vô cùng đau khổ lẫn bực bội. Vậy chưa đủ sang hay sao?
Theo BBC, thuật ngữ "human-grade food" không mới. Các định nghĩa ban đầu rất mơ hồ.
Một số người tiêu dùng đơn giản đánh đồng khái niệm này với chất lượng tốt hơn, hoặc cho rằng nếu thức ăn đủ tốt cho con người thì cũng phải tốt cho vật nuôi của họ.
Theo các tiêu chuẩn mới cập nhật ở một số thị trường như Anh, Mỹ và châu Âu, "tiêu chuẩn con người" có thể hiểu sản xuất theo cách phù hợp với các quy định đối với các sản phẩm thực phẩm ăn liền dành cho con người.
Barkham lần đầu biết tới phân khúc này khi tham dự buổi trình diễn dành cho chó ở London năm 2022.
Mặc dù không chắc liệu Wednesday, đến hạt còn không ăn, có chấp nhận ăn thực phẩm chứa protein côn trùng hay không, Barkham vẫn thử vận may.
Và thật bất ngờ, Wednesday chịu món mới. Đây là mức tăng chi phí đáng kể, nhưng Barkham nói thu vén mà cả chó lẫn chủ đều vui thì cũng đáng.
Vấn đề lớn nhất là tủ đông nhỏ trong căn hộ giờ chủ yếu chứa đồ ăn cho Wednesday, chỉ còn lại một ngăn để đựng thức ăn cho người.
Thời kinh tế khó khăn, vật giá leo thang, chuyện xài sang của cô gái 23 tuổi Barkham có thể khiến nhiều người nhíu mày.
Nhưng cô là điển hình cho thế hệ người nuôi động vật cưng sẵn sàng chi tiền cho thú cưng - từ sức khỏe, ăn uống đến làm đẹp, giải trí - nhiều hơn cho bản thân.
Ngay cả thế hệ lớn tuổi hơn cũng thế. Theo hãng nghiên cứu người tiêu dùng QuMind (Anh), Millennials (từ 28 đến 43 tuổi) là nhóm chủ yếu thúc đẩy xu hướng thức ăn sang trọng cho chó.
Tờ The Telegraph nhấn mạnh sau đại dịch, sự thay đổi trong thái độ đã khiến rất nhiều chủ nuôi nỗ lực hết sức nhằm mang lại những điều tốt đẹp nhất cho thú cưng.
Tờ The Atlantic cũng nhấn mạnh thú cưng ngày nay ăn uống như vua, ít nhất là những con có "cha mẹ" giàu có.
Chúng có nhiều lựa chọn hấp dẫn và đắt tiền hơn nhiều.
Với thức ăn khô, đó có thể là công thức thịt nướng được phát triển bởi đầu bếp nhận sao Michelin - José Andrés - người giới thiệu thương hiệu thức ăn cho chó "lấy cảm hứng từ Địa Trung Hải" mang tên Reál Mesa vào mùa thu năm 2023.
Thương hiệu Maev bán hỗn hợp thịt và rau chưa nấu chín theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) với giá khoảng 150 USD (khoảng 3,8 triệu đồng) phần ăn đủ một tháng cho một chú chó cỡ trung bình.
Doanh số bán hàng của công ty tăng gấp bốn lần vào năm 2022.
Sản phẩm hứa hẹn giúp chó giảm căng thẳng, sức khỏe răng miệng và đường ruột tốt hơn, bộ lông mềm hơn và cải thiện sự phát triển trí não.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng chế độ ăn đặc biệt và đắt tiền hơn không phải lúc nào cũng đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn.
The Washington Post dẫn lời Jonathan Stockman, phó giáo sư Trường Thú y Đại học Long Island, cho biết điều quan trọng nhất đối với sức khỏe của thú cưng là thức ăn phải cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, protein và chất béo cần thiết và phù hợp mà chúng cần để khỏe mạnh.
Các chỉ số này do Hiệp hội các nhà chức trách kiểm soát thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (AAFCO) đặt ra.
Chia sẻ quan điểm này, Carly Fox, bác sĩ thú y cấp cao tại Trung tâm y tế động vật Schwarzman (New York), cho rằng hàm lượng dinh dưỡng của các nhãn hiệu thức ăn cho chó cao cấp "không khác biệt đáng kể so với các nhãn hiệu thông thường ở cửa hàng tạp hóa".
Fox cũng lưu ý cụm từ các "tiêu chuẩn của người" có thể không có nghĩa như nhiều người vẫn nghĩ.
Thức ăn cho thú cưng làm từ nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn như thức ăn cho người "không nhất thiết đồng nghĩa với tốt hơn cho con vật và mang lại lợi ích sức khỏe cho chúng", bà nói với The Washington Post.
Dù còn nhiều ý kiến trái chiều - từ chuyện có đáng chi nhiều tiền cho động vật thế không tới sự thật về lợi ích dinh dưỡng - thị trường thức ăn thú cưng cao cấp chắc chắn sẽ không dừng lại.
Nếu thức ăn xịn có thể giúp thú ăn ăn ngon, sống khỏe và vui vẻ, và gia chủ đủ khả năng chi trả, thì đâu có lý do gì để dừng lại?
The Telegraph dẫn nhận định của hãng nghiên cứu thị trường Mantel cho rằng tương lai của thức ăn cho vật nuôi thậm chí sẽ còn xa xỉ hơn hiện tại.
Sẽ sớm có chế độ ăn kiêng "cá nhân hóa" cho chó béo phì hay bị dị ứng.
-------------------------------------------------------------------------------------
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận