20/08/2022 10:29 GMT+7

Thủ tướng: Hiệu quả của thị trường lao động sẽ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế và xã hội

NGỌC AN - VGP
NGỌC AN - VGP

TTO - Sáng nay 20-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập, nhằm khai thông các điểm nghẽn về nhân lực cho phát triển đất nước.

Thủ tướng: Hiệu quả của thị trường lao động sẽ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế và xã hội - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP

Khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh lao động - việc làm là một trong những nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Thị trường lao động ở Việt Nam đã có những bước phát triển, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực và thế giới, song một mặt vẫn còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính linh hoạt, chưa thật bền vững; nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung cầu và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động chưa thực sự hiệu quả.

Đặc biệt từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường lao động trong nước. Việc phát triển thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cả trước mắt và lâu dài để đáp ứng yêu cầu phục hồi, phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, chất lượng và cơ cấu nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động.

Trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn thấp so với yêu cầu của doanh nghiệp. Chất lượng việc làm còn thấp, tính dễ bị tổn thương của việc làm còn cao.

Trong các năm 2020-2021, do tác động của COVID-19, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22% (tăng 0,54%), tuy nhiên đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong 8 tháng đầu năm 2022. Một số địa phương, khu vực, ngành nghề đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ như du lịch, dịch vụ…

Cũng theo Bộ trưởng Dung, có nhiều thách thức trong phát triển thị trường Việt Nam như nguồn nhân lực có kỹ năng, chất lượng cao; mở rộng lưới an sinh xã hội cho mọi người lao động; cân đối lại cung - cầu lao động; khan hiếm lao động cục bộ tại một số địa bàn, địa phương…

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng cường thu hút đầu tư chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề Thủ tướng quan tâm nhất.

Đề xuất giải pháp, Bộ trưởng Dung cho hay để phục hồi, ổn định thị trường lao động hậu đại dịch COVID-19 cần khẳng định với các nhà đầu tư, doanh nghiệp: Thị trường lao động Việt Nam minh bạch, hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện, khả năng để cung ứng nhân lực theo yêu cầu của các doanh nghiệp.

Tiếp theo, cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối việc cung ứng nhân lực, đặc biệt là đánh giá nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Tiếp nữa là cần có rà soát, đánh giá, sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng Dung nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện các biện pháp để giải quyết nhu cầu thiếu nhân lực cục bộ, giảm sự mất cân đối cung - cầu lao động; phát triển các hình thức giao dịch việc làm theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số, đồng thời thu hút lao động tại chỗ, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thích ứng cho lực lượng lao động đang làm việc.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động.

Thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, đặc biệt quan tâm đến các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế.

Thủ tướng: Hiệu quả của thị trường lao động sẽ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế và xã hội - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ: Hội nghị "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập" nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp phát triển thị trường lao động trong thời gian tới - Ảnh: VGP

Hiện đại hóa nguồn cung lao động

Là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam phải tuân thủ các "luật chơi" chung, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động.

Thế giới việc làm và thị trường lao động quốc tế đã và đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra những vấn đề mới; nhiều việc làm, kỹ năng cũ sẽ mất đi hoặc giảm mạnh, xuất hiện nhiều việc làm mới, kỹ năng mới; trí tuệ nhân tạo, robot, máy móc sẽ đóng vai trò ngày một lớn trong sản xuất và thay thế nhiều vị trí việc làm hiện nay.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam là nước có tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ thấp (26,2%), trong khi tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong số ít nước ASEAN vẫn duy trì được tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm.

Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bày tỏ lo ngại trước việc thiếu cục bộ lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp FDI luôn luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng công nghệ mới và năng suất lao động cao.

Nguồn lực chất lượng cao nếu không được chú trọng cải thiện trong thời gian tới, Việt Nam sẽ mất dần sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài.

Thủ tướng: Hiệu quả của thị trường lao động sẽ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế và xã hội - Ảnh 3.

Hội nghị là dịp để các địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế "hiến kế" phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập - Ảnh: VGP

Tận dụng cơ hội nguồn nhân lực để phát triển

Theo báo cáo tại hội nghị, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mà nếu tận dụng được, thị trường lao động Việt Nam chắc chắn sẽ có thể phát triển nhanh, bền vững như kỳ vọng.

Thứ nhất, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã định hình mô hình phát triển đất nước theo hướng trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại (năm 2030) và là nước phát triển (năm 2045), trong đó một lần nữa nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược.

Thứ hai, trong mô hình tăng trưởng mới, quy mô thị trường lao động đến năm 2025 là khoảng 60 triệu người, trong đó hơn 70% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sẽ là thị trường lao động theo hướng hiện đại với nhiều ngành nghề mới, nhiều phân lớp thị trường nhân lực, đòi hỏi những tiêu chuẩn lao động mới, kỹ năng mới.

Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra nhanh chóng và sâu rộng. Triển khai chủ động, hiệu quả 15 hiệp định tự do thương mại đa phương và song phương sẽ đem lại những bước phát triển tích cực cho thị trường lao động Việt Nam.

Nếu Thủ tướng đồng ý, sân bay Côn Đảo sẽ đầu tư theo phương thức PPP Nếu Thủ tướng đồng ý, sân bay Côn Đảo sẽ đầu tư theo phương thức PPP

TTO - Báo cáo Phó thủ tướng Lê Văn Thành, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất chủ trương đầu tư đồng bộ các dự án đường băng, nhà ga… và tính đến đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo.

NGỌC AN - VGP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên