Thông tin trên vừa được ông Trần Lưu Quang chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri TP.HCM ngày 15-10.
Trước đó, Sở Giao thông vận tải TP.HCM có tham mưu UBND TP.HCM việc kiến nghị trung ương giao thành phố thẩm quyền tổ chức đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đề xuất giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư, triển khai dự án, quản lý, vận hành, khai thác dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo hình thức BOT.
Về phần hỗ trợ của Nhà nước, đề xuất sử dụng ngân sách địa phương (của TP.HCM và Tây Ninh) thực hiện giải phóng mặt bằng và một phần chi phí xây lắp.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện nay khó khăn chính để triển khai dự án theo tiến độ dự kiến là khâu xác định nguồn vốn vay ODA.
Để vay được các nguồn vốn phải thực hiện theo các quy định của Luật ngân sách, Luật quản lý nợ công, Luật đầu tư…; ngoài ra phải thông qua Quốc hội, Chủ tịch nước và ký được hiệp định vay.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài nằm trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Tây Ninh, kết nối với các tuyến vành đai 3, vành đai 4, có vai trò tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây, đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh Bavet (Campuchia), có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - khu vực Tây Nam Bộ.
Việc đầu tư tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài trong giai đoạn 2021-2025 là cần thiết và cấp bách. Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) với quy mô lên tới gần 10.700 tỉ đồng, góp phần rút ngắn thời gian tới cửa khẩu trong vòng chưa tới một giờ, có ý nghĩa quan trọng trong kết nối vùng và phát triển kinh tế đối ngoại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận