Công điện nêu rõ tác động của tình hình thế giới đã ảnh hưởng đến an ninh lương thực, trong đó có mặt hàng gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cực, ước tăng 22,2% về lượng, tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ 2022.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Chiến lược thị trường chưa thực sự ổn định, dài hạn; công tác phát triển thị trường chưa tương xứng với tiềm năng ngành hàng; sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo; giá cả đầu vào tăng cao…
Nghiên cứu phát triển gạo chất lượng cao, xây dựng thương hiệu
Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao và chủ tịch UBND các tỉnh thành phố:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa năng suất, chất lượng cao phù hợp yêu cầu thị trường.
Sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/VietNam rice; xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế.
Xây dựng cơ sở hạ tầng (công nghệ sau thu hoạch, kho chứa bảo quản sản phẩm), đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnh thương hiệu.
Ứng dụng chuyển đổi số, khoa học công nghệ, giảm phụ thuộc phân bón để tăng năng suất, chất lượng.
Hỗ trợ triển khai xây dựng vùng nguyên liệu, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo. Đàm phán với các thị trường trọng điểm về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để mở cửa, chiếm lĩnh thị trường.
Phát triển đa dạng thị trường xuất khẩu
Bộ Công Thương phối hợp các bộ ngành, địa phương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, ổn định, bền vững, hiệu quả. Linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, khu vực châu Phi... và phát triển các thị trường mới, tiềm năng, các thị trường FTA; khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá, dự báo nhu cầu nhập khẩu và khả năng tiến hành xúc tiến thương mại gạo vào các thị trường nhập khẩu, cập nhật thông tin phục vụ cho kinh doanh, xuất khẩu.
Nghiên cứu việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi, đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Việt Nam thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính.
Bộ Ngoại giao và các bộ ngành nắm bắt thông tin thị trường, kết nối thương mại, quảng bá thương hiệu và sản phẩm gạo Việt Nam. Thực hiện đàm phán song phương, đa phương, ký kết các thỏa thuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn.
Các địa phương được giao sản xuất theo quy hoạch, nâng cao chất lượng gạo.
Chủ động tháo gỡ khó khăn xuất khẩu gạo, lưu ý đến các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm có xu hướng gia tăng.
Tuyên truyền và hỗ trợ nông dân, thương nhân đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực cạnh tranh...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận