Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA
Theo ông Độ, thực hiện nghị quyết 29 trung ương, nghị quyết 44 của Chính phủ, từ năm 2015 đến nay bộ đã xây dựng chương trình đổi mới giáo dục, thực hiện phương thức đổi mới mà bộ đã trình Chính phủ phê duyệt.
Trước năm 2015, ngoài thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải thi 3 kỳ khác là thi đại học, cao đẳng, trung cấp, gây khó khăn trong tổ chức.
Hơn nữa, việc bỏ thi tốt nghiệp THPT không được vì trái Luật giáo dục. Ông Độ cho biết luật đã ghi rõ những học sinh đủ điều kiện theo quy định được quyền dự thi, đủ điều kiện được cấp bằng tốt nghiệp THPT nên phải thi để công nhận tốt nghiệp.
"Trước đây còn có thi tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, nhưng Luật giáo dục 2015 đã bỏ quy định thi ở 2 cấp này, chỉ còn duy nhất thi THPT. Đây là kỳ thi rất quan trọng, là dấu mốc, đánh giá cả quá trình học phổ thông. Nếu không thi sẽ ảnh hưởng chất lượng học tập của học sinh", ông Độ nói.
Để giảm áp lực cho học sinh, theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ Giáo dục và đào tạo đã tổ chức cuộc thi lưỡng tính, vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp và cũng là cơ sở để xét đại học, cao đẳng, trung cấp.
Hơn nữa, trong tuyển sinh, bộ tổ chức thi đại học là không phù hợp, mà chỉ có thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Đề án cũng đã được Chính phủ phê duyệt cho bộ thực hiện đến năm 2020.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận