01/05/2011 07:11 GMT+7

Thử thách tuổi 18

TẤN PHÚC - SĨ HUYÊN
TẤN PHÚC - SĨ HUYÊN

TT - Với sáu chặng giữ Áo vàng, tay đua 19 tuổi Trịnh Đức Tâm đã giúp xe đạp Hà Nội gây tiếng vang sau hơn 15 năm im tiếng. Trong khi đó, sau khi trở về nước, Đặng Văn Lâm - thủ môn 18 tuổi được đào tạo ở Spartak Moscow (Nga) và Dinamo Kiev - vừa được gọi vào đội tuyển U 19 VN chuẩn bị dự Giải U 19 Đông Nam Á.

Và đây là câu chuyện của hai VĐV ở cái tuổi 18, 19...

tg3adubN.jpgPhóng to
Đặng Văn Lâm trong buổi tập ở đội HAGL - Ảnh: S.H.

Đức Tâm và chuyện “mượn hoa cúng Phật”

HLV Thành (Đống Đa Hà Nội) nhận xét: “Điểm mạnh nhất của Đức Tâm là biết đọc tình huống, tận dụng sự kèn cựa giữa các đội mạnh để tạo ưu thế cho mình”. Ở giải này, Đống Đa Hà Nội là đội bị đánh giá yếu do gồm toàn các tay đua 18-19 tuổi. Do đó, Đức Tâm gần như phải tự bươn chải, linh động trong tấn công hay nương theo đối thủ để bứt phá. Như ở chặng đầu tiên, lợi dụng sự kìm kẹp lẫn nhau giữa các tay đua tên tuổi Tâm đã bứt về đích trước tiên. Lâu lắm rồi Hà Nội mới có một tay đua giành chiến thắng ở một chặng đấu quan trọng của Cúp truyền hình TP.HCM. Ngay Đức Tâm cũng bất ngờ với việc mình là người đầu tiên cán đích.

Niềm vui với con chữ Việt

Tuần qua, khi vào kiểm tra cầu thủ năng khiếu U-16 Hoàng Anh Gia Lai để tuyển quân cho tuyển U-16 VN, phòng các đội tuyển quốc gia thuộc VFF đã sát hạch năng khiếu và ghi tên Đặng Văn Lâm là thành viên đầu tiên của đội tuyển U-19 VN (sẽ được thành lập vào tháng 7) để dự Giải Đông Nam Á và vòng loại châu Á.

Lâm kể: “Lúc còn ở Nga, hằng ngày tuy vẫn nói tiếng Việt với bố và người cô thứ hai nhưng tiếng Việt của tôi không rành lắm. Hơn hai tháng đến ăn, tập và sinh hoạt cùng các bạn năng khiếu U-16 Hoàng Anh Gia Lai, vốn tiếng Việt của tôi tiến bộ nhanh đến không ngờ. Một tuần ba buổi tối, CLB còn thuê một cô giáo dạy tôi học tiếng Việt. 17 tuổi tôi mới biết đọc A, B, C bằng tiếng Việt nên giờ gặp lại chắc bố mẹ tôi mừng lắm...”.

Chiến thắng này giúp anh có được sự tự tin trong những chặng đấu tiếp theo. Ngoài sức khỏe tốt để bám tốp đầu đoàn đua, cái hay của Đức Tâm là biết “mượn hoa cúng Phật” khi mượn sức các đội mạnh để giữ Áo vàng suốt bốn chặng đầu tiên.

Khi mất Áo vàng vào tay Nguyễn Quốc Dũng (Vinamit) sau chặng 5, khi nhiều người tưởng cuộc phiêu lưu của Đức Tâm đã chấm dứt, anh bất ngờ đoạt lại Áo vàng một cách ngoạn mục ở chặng 6 - chặng gian khổ nhất giải với việc leo dốc và đèo suốt 141km hành trình từ TP Nha Trang đến TP Đà Lạt.

Ở chặng này trong lúc nhiều tay đua tên tuổi như Mai Nguyễn Hưng (Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn 1), Đỗ Tuấn Anh (Domesco Đồng Tháp)... rơi lại phía sau, Đức Tâm vẫn luôn có mặt trong tốp trên.

Thậm chí anh còn là người chủ động mở các đợt bứt phá. Tại đích đến, tuy phải thắng lại khi bị Nguyễn Văn Tài (Domesco Đồng Tháp 1) và Bùi Minh Thụy (ADC - Truyền Hình Vĩnh Long) té trước mũi xe nhưng Đức Tâm vẫn đoạt hạng 3, giành lại Áo vàng trong sự bất ngờ của giới chuyên môn.

Năm 2010, Đức Tâm được gọi vào đội tuyển trẻ VN và đầu năm 2011, anh vừa được triệu tập vào đội tuyển quốc gia. Tuyển thủ quốc gia Mai Nguyễn Hưng (Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn 1) nhận xét: “Dù còn phải phấn đấu nhiều nhưng Đức Tâm là một trong những tiềm năng của xe đạp VN ở tương lai.

Ở đội tuyển, Đức Tâm luôn tuân thủ nghiêm ngặt giáo án của chuyên gia Nikolai Kurkov. Tâm có khả năng leo đèo và đeo bám đối thủ rất tốt”. Điều này giúp Trịnh Đức Tâm xếp hạng 3 chung cuộc với tổng thành tích 27 giờ 33 phút 42 giây, kém áo Vàng Hồ Văn Phúc 41 giây. Tuy không đoạt được áo Vàng nhưng đây cũng là thành tích khá tốt của một tay đua 19 tuổi.

Từ rừng bạch dương đến rừng... cao su

Chào đời ở quê mẹ Matxcơva, mãi khi lớn Đặng Văn Lâm mới về VN thăm quê cha - ông Đặng Văn Sơn, người em song sinh của nghệ sĩ múa Đặng Hùng. Trước Tết âm lịch 2011, sau khi về VN dự đám cưới chị họ là nghệ sĩ múa Linh Nga, Lâm đến với các CLB Hòa Phát, Hà Nội ACB, TP.HCM rồi Navibank Sài Gòn với ý định thử sức mình trong môi trường bóng đá VN. Biết Hoàng Anh Gia Lai có học viện bóng đá, cha con Lâm liền nhờ người quen giới thiệu đến thử việc.

Sau hai trận đấu tập, Lâm được cho bắt chính ở đội U-16 rồi U-21 Hoàng Anh Gia Lai. Lúc này HAGL đặt ra yêu cầu: nếu muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, Lâm phải có quốc tịch VN và ký hợp đồng đào tạo ba năm trước lúc ký hợp đồng chuyên nghiệp. Hai cha con Lâm cùng gật đầu. Sau khi bố bay về Matxcơva để tiến hành làm thủ tục, Lâm ở lại Pleiku bắt đầu chuỗi ngày tập luyện bên cánh rừng cao su chứ không phải rừng bạch dương như ở quê mẹ.

Lúc này Lâm ăn ở và sinh hoạt cùng lứa năng khiếu U-16 để luyện thêm tiếng Việt. Một tháng trở lại đây, Lâm được chuyển sang tập cùng đội chuyên nghiệp dưới sự dẫn dắt của HLV thủ môn Somkiat (cựu thủ môn đội tuyển Thái Lan).

Đánh giá về Lâm, HLV Somkiat nhận xét: “Lâm có sự hoàn thiện tốt về động tác cơ bản và rất chịu khó tập luyện. Ưu thế của Lâm là được đào tạo chính quy từ nhỏ và có chiều cao rất tốt (1,86m). Do thời gian ở Nga, Lâm ít được thực hành nên còn thiếu kinh nghiệm thi đấu. Nhưng đó không phải là trở ngại lớn bởi sắp tới Lâm sẽ được chơi nhiều hơn ở các giải trẻ như U-19, U-21 toàn quốc...”.

Lâm kể khi học lớp 1 ở Nga, tại các buổi ngoại khóa, trong khi các bạn chọn nhạc, họa, thể dục thì sân bóng luôn cuốn hút Lâm. Một lần, thầy dạy thể dục tổ chức cho cả lớp đá phạt đền. Và thế là Lâm hết đổ người sang trái lại nhoài người sang phải để cản phá cú sút của bạn. Cảm được niềm đam mê bóng đá của Lâm, người thầy này đã giới thiệu Lâm vào Học viện bóng đá Spartak Moscow để vừa học văn hóa vừa học đá bóng. Trong số những người thầy đầu tiên của Lâm có cựu thủ môn đội tuyển Nga ở World Cup 2002 Sergey Obchinikov”.

Ở Spartak Moscow năm năm, những HLV của Lâm chuyển công tác đi nơi khác. Và thế là Lâm xin chuyển sang Học viện Dinamo Kiev (nơi từng có Lev Yasin - thủ môn huyền thoại của bóng đá Xô viết) để thọ giáo với HLV Sergey Baburim - người từng bắt cho CLB Lokomotiv và Dinamo Kiev. Tại đây, Lâm được chọn vào đội U-21 của học viện đi tập huấn nhiều tháng tại Thổ Nhĩ Kỳ.

17 tuổi, tốt nghiệp cấp III (hệ văn hóa 11 năm), Lâm đứng giữa ngã ba đường: tiếp tục đến với các đội nhà nghề ở Nga để thử sức mình hay quay về VN để làm quen với bóng đá chuyên nghiệp? Và Lâm đã chọn rừng cao su ở Pleiku làm nơi thử thách đầu tiên cho sự nghiệp “giữ đền” của mình.

kNPguV4l.jpgPhóng to
Đức Tâm dẫn đầu đoàn đua ở chặng Vũng Tàu - Phan Thiết - Ảnh: T.P.

Quê nhà vui với Tâm

Xuất thân từ một gia đình làm nông ở Hưng Yên. Thuở nhỏ, Đức Tâm từng chơi điền kinh phong trào cho tỉnh. Trong một buổi tuyển chọn tài năng xe đạp trẻ Hà Nội năm 2007, dù không biết gì về xe đạp nhưng anh vẫn ghi tên tham dự vì hiếu kỳ. Và những guồng chân mạnh mẽ của chàng trai Hưng Yên đã chinh phục các nhà tuyển trạch. 15 tuổi, Tâm ra Hà Nội vừa học vừa tập luyện thi đấu. Đam mê đã giúp Đức Tâm vượt qua khó khăn trong cuộc sống để gắn sự nghiệp với những vòng quay bánh xe.

Cũng nhờ thành tích thi đấu xuất sắc của Đức Tâm mà những ngày qua thôn Trà Lâm, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, Hưng Yên quê anh sôi động với Cúp truyền hình. Nhiều người đã điện thoại và đến nhà hỏi thăm, chúc mừng gia đình Tâm.

2eyjePal.jpgPhóng to
Áo vàng Hồ Văn Phúc về đích tại TP.HCM - Ảnh: T.P.

Hồ Văn Phúc đoạt Áo vàng chung cuộc

Ngày 30-4, tay đua Nguyễn Nam Cực (Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn 1) đã giành chiến thắng ở chặng cuối cuộc đua Cúp truyền hình TP.HCM 2011 từ TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) về TP.HCM dài 165km với thành tích 3 giờ 57 phút 40 giây.

Tuy về sau Nam Cực 13 giây nhưng Hồ Văn Phúc (ADC - Truyền Hình Vĩnh Long) vẫn đoạt Áo vàng chung cuộc với tổng thời gian 27 giờ 33 phút 01 giây, hơn người thứ hai Nguyễn Tấn Hoài (Domesco Đồng Tháp 1) 5 giây. Domesco Đồng Tháp 1 đã có được chức vô địch đồng đội với tổng thành tích 82 giờ 39 phút 24 giây. Áo xanh chung cuộc thuộc về Đỗ Tuấn Anh (Domesco Đồng Tháp 1), Áo đỏ vua leo núi thuộc về Lê Ngọc Sơn (Domesco Đồng Tháp 2) và Áo trắng dành cho tay đua trẻ xuất sắc nhất thuộc về Trần Thanh Nhanh (18 tuổi - Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn 1).

TẤN PHÚC - SĨ HUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên