Phóng to |
Cây đào thế "ngũ phúc" đã bán với giá 1 triệu đồng |
Chợ đào rừng được tập kết và bán nhiều điểm ở Hà Nội như đường Giải Phóng, Lạc Long Quân, Ngã Tư Sở, Láng Hạ, cao tốc Thăng Long-Nội Bài... Nhưng trung tâm vẫn là đê Yên Phụ, đường Nghi Tàm, Âu Cơ. Dọc hai bên đường, mấy hôm áp Tết, đào dựng thành những dãy dài, lua tua cành lá. Có những cành lớn bằng bắp chân, chủ phải dùng dây hoặc xích cột lại. Những ngày áp Tết, người Hà Nội đã đổ xô đi tìm mua đào rừng.
Anh Đinh Văn Năm, gần 40 tuổi, quê ở Phú Thọ- một người buôn đào rừng, cho biết: sở dĩ năm nay người dân Hà Nội chuyển sang mua và chơi đào rừng vì loại này được coi là “mốt”. Theo anh Năm, cho đến hôm 27 Tết, anh đã chuyển về Hà Nội khoảng 150 cành đào rừng; nhưng thấy hiện tượng người Hà Nội đi tìm mua đào rừng nhiều, ngay lập tức anh gọi điện thoại ngược lên Lào Cai, Yên Bái... yêu cầu đưa xuống tiếp 200 cành bằng ô tô. Và anh vẫn bán hết!
Trong khi đó, tin từ Sa Pa (Lào Cai) cho biết, trong khoảng 10 ngày trước Tết, tại thị trấn này đã xuất hiện chợ đào rừng. Phần lớn đào rừng được khai thác từ các thung lũng đào cổ thụ rất lớn và nổi tiếng ở Tả Phìn và San Sả Hồ, Ô Quy Hồ, Cát Cát... Phần lớn các cây đào rừng đã có tuổi hàng trăm năm. Người dân tộc Mông, Dao ở đây đã đốn hạ rồi đem về thị trấn bán, chủ yếu cho giới lái buôn đem về Hà Nội. Cả một rừng đào trải rộng đã bị chặt nham nhở. Dọc đường bộ từ Yên Bái về Hà Nội, đào rừng cổ thụ cũng được hàng trăm trẻ em chặt hạ, mang ra hai bên đường chào mời du khách qua đường.
Trước hiện tượng trên, nhiều nhà văn hóa đã tỏ ra vô cùng lo ngại và cảnh báo rằng cứ theo đà trên, các rừng đào ở Tây Bắc, mà trọng điểm là Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái... sẽ biến mất hàng loạt. Đây cũng là một cách tiếp tay cho nạn phá rừng và xâm hại tới nhiều giá trị văn hóa dân tộc. Bởi vậy, cần phải kịp thời ngăn chặn, nếu không e quá muộn!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận