TTCT - Những đợt phóng tên lửa liên tiếp gần đây của Triều Tiên chỉ thuần túy là để thu hút sự chú ý, hay còn có nguyên nhân nào khác? Triều Tiên đáp trả bằng hàng loạt vụ bắn thử tên lửa. Ảnh: ReutersĐầu tuần rồi, quân đội Triều Tiên đưa ra tuyên bố đanh thép lên án cuộc tập trận "Vigilant Storm" của Mỹ và Hàn Quốc, khẳng định sẽ đáp trả bằng các biện pháp quân sự "lâu dài, kiên quyết và áp đảo". Tuyên bố này được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng thêm bốn tên lửa đạn đạo giữa lúc Mỹ điều máy bay ném bom siêu thanh B-1B đến Hàn Quốc.Triều Tiên thay đổi chiến lược?Lần gần nhất các máy bay B-1B xuất hiện ở bán đảo Triều Tiên là năm 2017. Giới quan sát cho rằng động thái này chứng tỏ Mỹ và Hàn Quốc đang thực sự cân nhắc nghiêm túc các hoạt động thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên.Căng thẳng bán đảo Triều Tiên như câu chuyện con gà và quả trứng, khi hai bên đều cho rằng hành động phóng tên lửa - tập trận của mình là bởi sự khiêu khích của bên kia. Nhưng thời gian qua Triều Tiên thực tế đã phóng tên lửa với số lượng cao bất thường. Đầu tháng 11, Triều Tiên đã làm điều chưa có tiền lệ khi phóng tới 23 tên lửa chỉ trong một ngày. Tổng số tên lửa Triều Tiên phóng trong ngày 2 và 3-11 nhiều hơn số tên lửa Bình Nhưỡng phóng đi trong cả năm 2017. Quân đội Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng liên tục đưa ra dự đoán về khả năng Triều Tiên sẽ thử nghiệm vũ khí hạt nhân.Đã có nhiều phân tích về nguyên nhân Triều Tiên cấp tập thử nghiệm vũ khí trong giai đoạn này. Nhiều chuyên gia nhất trí rằng cuộc tập trận "Vigilant Storm" là nguyên cớ, khi có sự tham gia của các máy bay tiên tiến như F-35, trong khi không quân được coi là mảng yếu nhất của quân đội Triều Tiên. Giới quan sát phương Tây cũng khẳng định Triều Tiên e ngại sự tham gia của máy bay này trong các đợt tập trận mô phỏng tấn công "chặt đầu", nhằm thẳng vào đầu não đối thủ. Bản thân cái tên Vigilant Storm cũng gợi lên chiến dịch "Bão táp sa mạc" (Desert Storm) thời chiến tranh vùng Vịnh 1991.Tuy nhiên, theo trang 38North, những thay đổi gần đây không chỉ là về chiến thuật. Dường như đã có sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận của Triều Tiên, cụ thể là Bình Nhưỡng sẵn sàng từ bỏ hẳn phương án hòa giải.Năm 2019, thời điểm tình hình Triều Tiên có những hy vọng mới sau các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa nhà lãnh đạo Kim Jong Un và tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Kim từng nói: "Nếu Mỹ tiếp tục chính sách thù địch với Triều Tiên thì sẽ không bao giờ có phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên".Câu nói này đại diện cho quan điểm Triều Tiên có thể cân nhắc phi hạt nhân hóa nếu môi trường chính trị và quân sự xung quanh thay đổi. Tuy nhiên, trong phát biểu trước Quốc hội hồi tháng 9 vừa rồi, ông Kim đã dùng lời lẽ cứng rắn hơn: "Sẽ không bao giờ có chuyện từ bỏ vũ khí hạt nhân hay phi hạt nhân hóa trước, và cũng không có bất kỳ đàm phán nào hướng tới kết cục này hoặc con bài thương lượng nào trong quá trình này cả".Nói cách khác, Triều Tiên giờ đã ít quan tâm hơn tới việc có thể thay đổi "môi trường chính trị và quân sự" với Mỹ. Ngược lại, truyền thông Mỹ đang phải chú ý nhiều hơn tới việc Triều Tiên đặt điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán nào là Washington phải công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân - điều mà cho tới giờ Mỹ không chấp nhận."Chiến tranh lạnh 2.0"Như vậy, loạt thử nghiệm vũ khí vừa qua của Triều Tiên không đơn thuần là để "thu hút sự chú ý từ Mỹ". Nó có thể chứng tỏ Triều Tiên kiên quyết hoàn thiện khả năng quân sự và hạt nhân, trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đúng nghĩa trước khi đàm phán. Gần đây hơn, thay vì tiếp tục cho rằng Triều Tiên muốn "gây chú ý", một số hãng tin lớn bắt đầu viết về việc giá một quả tên lửa là bao nhiêu, và tính toán sức mạnh kinh tế hiện nay sẽ cho phép Triều Tiên đi xa tới đâu.Nhưng song song với việc phát triển quốc phòng, Triều Tiên cũng đang phát đi tín hiệu thay đổi về chính sách đối ngoại.Trang 38North phân tích rằng ông Kim Jong Un có vẻ không ngần ngại "xoay trục" sang Nga và Trung Quốc vì nhận định thế thống trị của Mỹ đã không còn trong một thế giới đa cực và chia rẽ.Mùa hè qua, Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố về các hoạt động phối hợp chiến thuật và chiến lược với quân đội Trung Quốc. Chính ông Kim thì ca ngợi quan hệ "hợp tác chiến thuật và chiến lược" với Nga đã lên một tầm cao mới. Trong giai đoạn Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine, Triều Tiên cũng là quốc gia công nhận điều này.■ Tags: Bắn thử tên lửaQuân đội Triều TiênBiện pháp quân sựBán đảo Triều TiênTên lửa Triều TiênMỹHàn QuốcThử tên lửaLãnh thổ UkraineNga
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Cờ đỏ sao vàng, mũ cối và tình cảm dành cho Bác Hồ tại Cộng hòa Dominica DUY LINH 22/11/2024 Người dân Cộng hòa Dominica, với những chiếc mũ cối cùng cờ đỏ sao vàng, đã xuất hiện tại công viên Hồ Chí Minh để chào đón các vị khách quý ngày 21-11.
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...