Phóng viên Tấn Vũ (trái) và Viễn Sự đưa tin từ Hoàng Sa. Đây là hai trong số những phóng viên của báo Tuổi Trẻ tác nghiệp trên vùng biển Hoàng Sa trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 tại vùng biển Việt Nam - Ảnh: Công Hạnh |
Báo Tuổi Trẻ năm nay nhận: 7 giải báo chí quốc gia, 8 giải báo chí TP.HCM.
Giữa dòng thời sự vẫn đang cuồn cuộn mỗi giờ, những người làm báo có một ngày đặc biệt để nhìn lại một năm làm việc của mình, để suy ngẫm về nghề.
Chỗ dựa
“Chỗ dựa vững chắc của báo chí không ai khác chính là bạn đọc”, câu nói này đã được nhắc bao nhiêu lần và luôn luôn được nhắc đi nhắc lại ở Tuổi Trẻ. Năm nay, bạn đọc lại cùng với các phóng viên sóng bước lên bục danh dự của ngày 21-6. Là cô giáo Tòng Thị Minh của bản Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên). Là hàng vạn bạn đọc đã chung tay làm nên công trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông”.
Là hàng ngàn bạn đọc đã phát biểu ý kiến, ủng hộ, làm nên sức mạnh dư luận cho các loạt bài “Sự kiện - Hơn 70 ngày Biển Đông dậy sóng”, “”, “?”, “Tái giá không được làm mẹ Việt Nam anh hùng”...
“Phụng sự bạn đọc” là phương châm làm báo ở Tuổi Trẻ và ngược lại, chính bạn đọc là một phần rất lớn trong các tác phẩm báo chí của Tuổi Trẻ, mà như mọi năm, giải báo chí năm nay lại thêm vào cho hành trang của chúng tôi một minh chứng thật cụ thể. |
Giữa thời điểm báo in đang đứng trước những thách thức của các xu hướng và phương tiện truyền thông, bạn đọc bằng bàn tay ấm nóng, sự tin tưởng nhiệt thành và tấm lòng với cuộc đời đã đứng ra làm một chỗ dựa vững chắc như thế, và Tuổi Trẻ cũng tự hào đã không phụ lòng mọi người.
Đoạn video clip qua suối bằng túi nilông của cô giáo Minh được trao cho các phóng viên Tuổi Trẻ với bao nhiêu hi vọng, gửi gắm. Tác phẩm báo chí lập tức ra đời, lay động trái tim người đọc và cả người đứng đầu ngành giao thông.
Chỉ vài tháng sau, cầu treo Sam Lang đã được khánh thành. Chỉ vài tuần sau khi phát động, chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” đã chuyển máy phát điện, trang thiết bị, xuồng tuần tra cao tốc tiếp sức cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, trao tặng hàng loạt học bổng, sổ tiết kiệm đến gia đình các ngư dân, cảnh sát biển, kiểm ngư để yên lòng người ra khơi. Và đến nay thì công trình nâng cấp bệnh xá thị trấn Trường Sa đang được xây dựng khẩn trương trước mùa sóng gió.
Ở những câu chuyện của các bài báo khác cũng vậy, kết quả cuối cùng được cập nhật làm ấm lòng người đọc báo: chương trình tiếng Anh tích hợp chưa được nghiên cứu kỹ và được áp vào trường học như một biện pháp chữa cháy dưới sự thao túng của doanh nghiệp đã bị tạm dừng; các mẹ liệt sĩ đã tái giá cũng đã được vinh danh, trả lại danh dự và chút niềm an ủi; gia đình các liệt sĩ ở biên giới Vị Xuyên đã ấm lòng vì sự tìm về của những người đồng đội, vì sự chia sẻ của người dân ở khắp nơi sau nhiều năm câu chuyện Vị Xuyên bị phủ lấp...
Phóng viên My Lăng giải nhất lĩnh vực biểu dương nhân tố mới là loạt bài Những thiên thần áo trắng (giải báo chí của Hội Nhà báo TP.HCM) ngày 24-3-2015. Ảnh tư liệu. |
Nhập vai...
“Xứng đáng với sự tin tưởng của bạn đọc” cũng là một câu được lặp đi lặp lại trong các buổi họp tại báo Tuổi Trẻ. Để làm được điều đó, các đồng nghiệp của chúng tôi đã thật sự dấn thân.
Là cô phóng viên mảnh mai My Lăng đã làm nên một kỷ lục: 38 ngày đêm liên tục bám trụ trên các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển giữa những ngày Biển Đông sôi sục, giữa vòi rồng và các hành vi đâm va khiêu khích của tàu Trung Quốc, giữa những cơn say sóng lả người và những mỏi mệt con gái... “Tôi nghĩ đến bạn đọc và các đồng nghiệp đang từng giờ từng phút ngóng tin. Tôi không cho phép mình gục ngã”- My Lăng nói vậy và cô làm được vậy.
Là các phóng viên Hoàng Lộc, Đức Phú hết ngày này đến ngày khác khoác lên mình bộ quần áo nhàu nhĩ để vào vai một người tìm việc làm thuê, một thanh niên cần tiền đến... bán thận.
Những ngày nhập vai ấy thật sự là những ngày căng thẳng với các phóng viên tác nghiệp trực tiếp và cả những người điều hành ở tòa soạn.
Dù thời gian điều nghiên, chuẩn bị có khi lên đến mấy tháng, dù các phương tiện tác nghiệp đã chuẩn bị đủ, các tình huống có thể xảy ra đều đã có dự phòng, “nhưng cũng chỉ được khoảng 60%”- Hoàng Lộc nói.
Phần còn lại là những tình huống thót tim khi Lộc cùng những người lao động bị đưa đi vào tận rừng sâu trong tình trạng bị thu hết phương tiện liên lạc, khi Phú được gọi “các xét nghiệm đã xong, chuẩn bị... đi mổ” trong nhà trọ giữa vòng vây canh gác ngặt nghèo.
Để hoàn tất được công việc của một nhà báo, thu thập tư liệu, chứng cứ trong những hoàn cảnh này thật khó.
“Cùng với thiết bị quay phim, chúng tôi giấu hàng chục chiếc thẻ nhớ trong người, thu xong cái nào lập tức tìm cách chuyển ra ngoài để đảm bảo an toàn cho tư liệu. Có lúc hai anh em gặp nhau mà mỗi đứa nhìn mỗi hướng, giả vờ làm rơi gói giấy xuống đất cho người kia nhặt... y như hoạt động tình báo”- Đức Phú kể.
Tất nhiên đó không phải là tất cả mọi chuyện, nhưng các bạn cứ lắc đầu quầy quậy: “Công việc thôi. Đáng kể chăng là những bạn đọc đã cung cấp sự kiện cho chúng tôi hình thành đề tài, hướng dẫn cho chúng tôi từng đường đi nước bước để tìm cách thâm nhập và cả cách rút ra khi lấy đủ tư liệu.
Và nhất là câu chuyện của họ được kể bằng cả cuộc sống thiệt thòi, bị o ép, bóc lột, đe dọa tính mạng đã truyền nỗi bức xúc, nhức nhối cho chúng tôi, thúc giục chúng tôi phải vượt qua mọi khó khăn, đe dọa để đưa những việc xấu ra ánh sáng...” - Hoàng Lộc nói.
“Không có bạn đọc, chúng tôi cũng không hoàn thành được bộ ảnh”- Tiến Long, tác giả bộ ảnh “Chợ trời ma túy”, cũng đồng tình như vậy.
Để có thể chụp cận cảnh con nghiện hút, chích, những người dân có nhà ở khu “chợ trời” đã cho các phóng viên ảnh mai phục trong nhà mình hàng tuần lễ, lại còn chỉ điểm những “điểm nóng”, bất chấp nguy cơ bị quấy rối, trả thù. “Bạn đọc không sợ, chúng tôi cũng không sợ”- các phóng viên trẻ của chúng tôi hào hứng nói vậy...
Tuổi Trẻ đoạt 7 giải báo chí quốc gia, 8 giải báo chí TP.HCM 7 giải báo chí quốc gia: Giải A: Tòng Thị Minh, Dương Đức Đà Trang, Lê Đức Dục - Câu chuyện Sam Lang. Giải C: Hà Hương, Hồng Điệp - Trận chiến biên giới Vị Xuyên, Hà Giang. Giải C: Duy Thanh, Hà Mi, Đào Đức Bảo, Mai Vinh, Quách Đức Trong, Ngô Khắc Lịch, Võ Lâm Thiên, Võ Hùng Thuật, Viễn Sự - Cứu 12 công nhân vụ sập hầm Đạ Dâng. Giải C: Hoàng Lam Giang - Quốc Nam, Lê Hà Linh - Bộ trưởng Thăng ngó xuống mà coi. Giải C: Nguyễn Khánh - Bệnh sởi. Giải C: Thuận Thắng - Tàu Trung Quốc húc tàu Việt Nam. Giải khuyến khích: Hữu Khoa - Tiến Long - Phóng sự ảnh: . 8 giải báo chí TP.HCM: ● Hai giải nhất gồm: 1 - Công trình tập thể . 2 - Loạt bài Đau xót nạn bóc lột lao động nhà quê của nhóm tác giả Hoàng Lộc, Đức Phú, Chính Thành. ● Bốn giải nhì gồm: 1 - Loạt bài - Hơn 70 ngày Biển Đông dậy sóng của nhóm tác giả My Lăng, Viễn Sự, Tấn Vũ, Thuận Thắng, Minh Quang, Hà Bình; Đăng Nam, Đông Hà, Hữu Khá, Đình Khánh. 2 - Loạt bài Vạch trần đường dây buôn thận xuyên quốc gia của nhóm tác giả Lê Thanh Hà, Đức Phú, Hoàng Lộc. 3 - Ảnh của tác giả Thuận Thắng. 4 - Loạt bài Ngưng tuyển sinh chương trình Cambridge, vì sao? của nhóm tác giả: Hoàng Hương, Thanh Tuấn, Quốc Thanh. ● Một giải ba: Tái giá không được làm mẹ Việt Nam anh hùng của tác giả Phạm Vũ - Mai Hương. ● Một giải khuyến khích: Cụ ông hiếu thảo với mẹ già 113 tuổi của tác giả Nguyễn Hoài Phong. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận