30/03/2018 18:31 GMT+7

Thôn nữ Bắc Kỳ - bức tranh vừa bán 205.000 euro bị nghi giả

Q.THI
Q.THI

TTO - Tiếp tục có nghi án tranh Việt giả ở nước ngoài, lần này là nhà đấu giá Aguttes tại Pháp với bức Thôn nữ Bắc Kỳ vừa bán 205.000 euro.

Thôn nữ Bắc Kỳ - bức tranh vừa bán 205.000 euro bị nghi giả - Ảnh 1.

Bức ảnh (trái) màu chụp bức tranh được cho là của họa sĩ trên trang web của nhà đấu giá và Bức ảnh chụp bức tranh của họa sĩ Nam Sơn năm 1936 theo thông tin nhà đấu giá

Trong phiên đấu giá đêm 26-3 (theo giờ Việt Nam) của có tranh của các họa sĩ Việt Nam thế hệ Trường như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ.

Đáng chú ý là bức của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn (1890 - 1973), người có công cùng họa sĩ người Pháp V. Tardieu (1870 - 1937) sáng lập nên Trường Mỹ thuật Đông Dương, có giá khởi điểm là 35.000 euro đã bán được với giá 205.000 euro.

Tuy nhiên, dư luận lại bùng lên những ý kiến nghi ngờ xung quanh tính thật - giả của bức tranh này. Nhiều họa sĩ căn cứ vào bức ảnh chụp bức tranh năm 1936 do nhà đấu giá cung cấp, so sánh hình chụp bức tranh hiện tại thì thấy nét vẽ có sự khác nhau.

Còn ý kiến bênh vực cho rằng khác nhau là do hình ảnh, bởi hình chụp bức tranh năm 1936 là ảnh đen trắng, hẳn sẽ khác ảnh màu chụp bức tranh hiện tại.

Những tranh luận xung quanh tính thật - giả của bức tranh mà các họa sĩ, nhà nghiên cứu... đang mổ xẻ đều dựa trên những bức ảnh.

Mặc dù vậy, vụ tranh được đấu giá bị nghi ngờ thật - giả là vấn đề "muôn thuở" của mỹ thuật Việt Nam: Ở đâu có đấu giá tranh của họa sĩ thuộc thế hệ họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương, ở đó có nghi vấn .

Nạn tranh giả - thực trạng tồi tệ của nền mỹ thuật Việt Nam

TTO - Bức xúc trước nạn tranh giả, sao chép tranh tràn lan, nhiều họa sĩ tâm huyết đã có cuộc gặp gỡ cùng tìm giải pháp làm minh bạch thị trường mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm của những tên tuổi quen thuộc như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái... đều bị làm giả lộ liễu đến mức một họa sĩ phải thốt lên: "Họ vẽ tranh giả xấu đến mức xúc phạm những họa sĩ bậc thầy bị họ làm giả!".

Điểm yếu của mỹ thuật Việt Nam là chưa có một trung tâm kiểm định tranh giả, nên những vụ xìcăngđan tranh giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nền mỹ thuật Việt Nam phần lớn đều bị "chìm xuồng".

Đơn cử như vụ triển lãm tranh Những bức tranh trở về từ châu Âu hồi tháng 7-2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM với 17 bức tranh bị nghi ngờ là giả, nhưng hội đồng thẩm định chỉ mới kết luận ở mức độ là "không phải tranh thật!".

Nhưng một tín hiệu mới cho việc góp phần làm minh bạch thị trường mỹ thuật Việt Nam vừa lóe lên, như chia sẻ của họa sĩ Vi Kiến Thành - cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm - là Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật nhiếp ảnh này đang được xúc tiến thành lập:

"Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã ra quyết định thành lập trung tâm, nhưng thời gian ra mắt có thể phải đến năm 2019. Chúng tôi đang chuẩn bị cả nhân sự lẫn máy móc. Về nhân sự, chúng tôi sẽ tuyển người và có thể cử người đi học ở nước ngoài.

Về máy móc công cụ, chúng tôi cũng sẽ cử hai đoàn khảo sát, học hỏi kinh nghiệm các nước. Về mô hình thì chắc cũng sẽ học hỏi các nước đã đi trước. Bởi vì mọi thứ ở chúng ta đều ở con số không, nên phải học hỏi kinh nghiệm lẫn thiết bị của họ!".

Bị nghi bán tranh giả nhưng vẫn đấu giá tranh Bùi Xuân Phái

TTO - Dù từng vướng nghi vấn bán tranh giả của họa sĩ Bùi Xuân Phái tại phiên đấu giá hôm 30-7, nhưng trong phiên đấu giá số 9 ngày 23-12 tới, nhà đấu giá Chọn’s sẽ tiếp tục đấu giá 7 bức tranh Bùi Xuân Phái tại 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội.

Q.THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên