Phóng to |
Friedman cùng nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat (trái) ở Lebanon, khoảng năm 1984. Hồi ký in năm 1989 của ông, From Beirut to Jerusalem (Từ Beirut tới Jerusalem) là để kể lại những năm tháng của ông ở Trung Đông |
Giao lưu trực tuyến với tác giả Thế giới phẳng
* Wired: Ông có ý gì khi nói rằng thế giới phẳng?
Từ 14g-16g chiều 8-5, ông Thomas L.Friedman - nhà báo, nhà bình luận, tác giả cuốn sách gây xôn xao thế giới - sẽ giao lưu trực tuyến với độc giả báo Tuổi Trẻ Online với chủ đề “Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam trong kỷ nguyên mới” tại địa chỉ: . Đây là cơ hội quý giá để bạn đọc cả nước có thể hiểu rõ hơn các xu hướng trên thế giới đang tác động đến Việt Nam như thế nào và chúng ta cần tận dụng các cơ hội ra sao để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao vị thế đất nước. Mời bạn đọc bấm vào đây để đặt câu hỏi. |
- Friedman: Tôi đang ở Ấn Độ phỏng vấn Nandan Nilekani làm việc cho Công ty Infosys. Anh ấy nói với tôi: “Tom, sân chơi giờ đã bình đẳng”. Người Ấn Độ và người Trung Quốc đang cạnh tranh cho việc làm theo cách chưa bao giờ diễn ra trong quá khứ, và người Mỹ không sẵn sàng. Tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại về những gì anh ấy nói, sân chơi đã bình đẳng, và tôi nảy ra ý nghĩ đó: thế giới đang trở nên phẳng hơn. Một số lực công nghệ và chính trị đã hội tụ và điều đó tạo ra một sân chơi toàn cầu, thông qua Internet, cho phép nhiều hình thức hợp tác bất chấp khoảng cách địa lý và sẽ sớm thôi, cả khoảng cách về ngôn ngữ.
* Phải chăng chúng ta đang nói về toàn cầu hóa được củng cố bởi những thứ như mã nguồn mở?
- Đây là toàn cầu hóa 3.0. Ở thời kỳ toàn cầu hóa 1.0, bắt đầu vào khoảng năm 1492, thế giới từ lớn trở thành trung bình. Thời kỳ toàn cầu hóa 2.0, thời kỳ xuất hiện các công ty đa quốc gia, thế giới từ trung bình trở thành nhỏ. Khoảng năm 2000, toàn cầu hóa 3.0 bắt đầu, khi thế giới từ nhỏ trở nên siêu nhỏ. Sự khác biệt là rất lớn khi giờ bạn có thể thực hiện các cuộc gọi đường dài cực rẻ qua Internet và có thể đi loanh quanh ở Riyadh (Saudi Arabia) với một thiết bị thông minh và mọi ứng dụng Google trong túi.
* Phải chăng vì thế mà ông coi vụ IPO (rao bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Hãng Nestcape là một trong “10 nhân tố làm phẳng thế giới”? Xin ông giải thích.
- Có ba lý do. Netscape đã khiến Internet trở nên gần gũi với các phần mềm trình duyệt. Họ khiến bà nội, bà ngoại và cháu chắt cũng dùng được Internet. Điều thứ hai là Netscape đã thương mại hóa các giao thức truyền vận mở khiến không công ty nào có thể sở hữu Internet. Và thứ ba là Netscape khởi đầu cho bong bóng dotcom, dẫn tới việc đầu tư quá tay hàng nghìn tỉ USD vào các thiết bị cáp quang.
* Tại sao các chuỗi cung ứng lại quan trọng như thế trong toàn cầu hóa?
- Chúng là những yếu tố làm phẳng thế giới một cách đáng kinh ngạc. Để UPS (công ty chuyển phát nhanh của Mỹ) có thể hoạt động được, họ phải tạo ra các hệ thống với văn phòng hải quan trên toàn thế giới. Họ phải thiết kế các thuật toán chuỗi cung ứng để khi bạn đưa một bưu phẩm tới cửa hàng UPS, nó sẽ đi đúng đường tới điểm đến một cách hiệu quả nhất. Tôi coi những điều họ làm giống như việc lấy mỡ ra khỏi mọi khớp nối của hệ thống.
* Vì thế mà ông đi từ thuyết ngăn ngừa xung đột McDonald, hai quốc gia có cửa hàng McDonald sẽ không bao giờ tuyên chiến với nhau, tới thuyết ngăn ngừa xung độ Dell?
- Phải. Hai quốc gia bất kỳ là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu cho một hãng toàn cầu như Dell sẽ không đánh nhau chừng nào họ còn thuộc về chuỗi cung ứng đó. Khi tôi đang điều hành gian sau nhà bạn, đang làm nhân sự cho bạn, làm kế toán cho bạn, chứ không chỉ bán bánh hamburger, thì chúng ta đã ở chung giường. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới hành vi của tôi.
* Theo một khía cạnh nào đó, thế giới là một chuỗi cung ứng khổng lồ. Và bạn không muốn trở thành người làm sụp đổ tất cả?
- Chính xác là như thế.
* Cuốn sách của ông lạc quan một cách thái quá về Ấn Độ và Trung Quốc, về một thế giới phẳng sẽ mang tới cho những phần đó của thế giới những gì?
- Tôi tin chắc rằng bước đột phá tiếp theo trong công nghệ sinh học sẽ tới từ một cậu bé 15 tuổi tải về mã gen người trên mạng từ Ai Cập. Bill Gates từng nói: 20 năm trước bạn muốn là một sinh viên điểm B ở Poughkeepsie (một thành phố nhỏ tại bang New York) hay một thiên tài ở Thượng Hải? Rõ ràng là một sinh viên điểm B ở Poughkeepsie. Nhưng ngày nay đã khác. Ngày nay chắc chắn bạn sẽ muốn là một thiên tài ở Thượng Hải, vì bạn có thể đi khắp thế giới dễ dàng.
* Ông rất lạc quan về Thượng Hải, nhưng lại bi quan về nước Mỹ?
- Tôi lo lắng cho đất nước tôi. Tôi yêu nước Mỹ. Tôi cho rằng đó là quốc gia tuyệt vời nhất thế giới. Nhưng tôi cũng cho rằng chúng ta đang lâm vào một “cuộc khủng hoảng trầm lặng”. Nếu chúng ta không chuyển hướng và sẵn sàng cho một thế giới phẳng, sự cạnh tranh mà con cháu chúng ta sẽ phải đối mặt là rất lớn.
* Hãy nói về những chỉ trích với toàn cầu hóa. Ông nói ông không muốn phong trào chống toàn cầu hóa biến mất. Tại sao?
- Tôi từng là một người chỉ trích phong trào chống toàn cầu hóa và họ chỉ trích tôi, nhưng điều tôi tôn trọng là phong trào này có sức sống thật sự. Họ không phải là những người không quan tâm tới thế giới. Nhưng nếu bạn muốn hướng nguồn năng lượng đó để giúp đỡ các nước nghèo, thì tôi tin rằng cách tốt nhất không phải là ném đá vào cửa kính một tiệm McDonald hay biểu tình phản đối các cuộc họp của Ngân hàng Thế giới. Vấn đề nằm ở quản trị địa phương. Khi bạn bắt đầu cải thiện khả năng quản trị ở địa phương, bạn sẽ cải thiện được giáo dục, nữ quyền, giao thông…
* Nhưng ít người ở Washington hoàn toàn chấp nhận học thuyết của Friedman. Chúng ta nên làm gì đây? Chẳng hạn chúng ta nên nói gì với con cái?
- Khi tôi trưởng thành, bố mẹ tôi nói với tôi: “Ăn hết bữa tối đi. Ở Trung Quốc và Ấn Độ người ta đang chết đói đấy!”. Còn tôi sẽ nói với con gái: “Làm bài tập đi. Ở Trung Quốc và Ấn Độ nhiều người đang muốn việc làm của con đấy!”.
Phóng to |
Tổng biên tập báo The New York Times Howell Raines (trái) trò chuyện với Friedman (giữa) sau khi Friedman giành một trong bảy giải Pulitzer về cho tờ báo ở hạng mục bài bình luận |
Phóng to |
Năm 2003, Friedman hợp tác với kênh truyền hình Discovery làm một phim tài liệu về hàng rào mà Israel dựng lên ở Bờ Tây và ảnh hưởng của nó tới đời sống của người dân Israel và Palestine. Trong ảnh, ông đang phỏng vấn một người đàn ông ở Abu Dis, một thị trấn của Palestine ở đông Jerusalem |
Phóng to |
Friedman tham gia một cuộc thi gõ máy tính ở Bangalore, Ấn Độ, trong bộ phim của kênh Discovery, The Other Side of Outsourcing (Mặt trái của thuê ngoài). Chính từ những trải nghiệm này, ông đã viết cuốn sách bán chạy nhất của ông, Thế giới phẳng |
Phóng to |
Friedman ký tặng độc giả cuốn Thế giới phẳng trong một hiệu sách ở thành phố New York |
Phóng to |
Từ trái sang, cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore, Friedman, nhà sáng lập Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab và ca sĩ nhạc rock Bono ở WEF |
10 nhân tố làm phẳng thế giới của Friedman 1. Bức tường Berlin sụp đổ Sự kiện ngày 9-11-1989 đã khiến thế giới nghiêng về phía dân chủ và thị trường tự do. 2. Vụ IPO của Netscape Ngày 9-8-1995, dẫn tới những cuộc đầu tư ồ ạt vào cáp bằng sợi quang học. 3. Các phần mềm quản trị dòng công việc Sự xuất hiện của các phần mềm này giúp sự hợp tác giữa các nhân viên dễ dàng hơn bất chấp khoảng cách về địa lý. 4. Phần mềm mã nguồn mở Các cộng đồng tự tổ chức này, như Wikipedia, đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự về hợp tác trên Internet. 5. Thuê làm bên ngoài Là một ngành kinh tế lớn cho các nước thế giới thứ ba, giúp tiết kiệm tiền bạc và tăng năng suất cho thế giới thứ nhất. 6. Ngoại thương Nhân tố chủ lực biến Trung Quốc thành một nền kinh tế lớn với sức mạnh áp đảo. 7. Chuỗi cung ứng Các mạng lưới năng động những nhà cung cấp, hãng bán lẻ và khách hàng giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh. Wal-Mart là ví dụ. 8. Thuê bên ngoài làm Những hãng cung ứng khổng lồ kiểm soát các chuỗi cung ứng, giúp các công ty nhỏ vươn ra toàn cầu, như UPS và FedEx. 9. Thông tin Các công cụ tìm kiếm cho phép tất cả mọi người sử dụng Internet như một “chuỗi cung ứng kiến thức cá nhân”. Ví dụ là Google. 10. Công nghệ không dây Giống như các “steroid”, các công nghệ không dây giúp việc hợp tác mang tính cá nhân và cơ động hơn. |
Mời bạn đọc bấm vào đây để đặt câu hỏi giao lưu với ông Thomas Friedman.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận