Tôi đến một tiệm thuốc tây mua hai loại thuốc. Loại thứ nhất có giá 100.000 đồng, loại thứ hai giá 50.000 đồng. Khi tôi đề nghị tính tiền thì cô nhân viên bán thuốc loay hoay đi tìm chiếc máy tính cầm tay đã bỏ quên trong các hộc tủ.
Sau năm phút tìm kiếm, người này cũng đã tìm được vật cần tìm và bấm vào máy phép tính cộng để cho ra đáp số 150.000 đồng.
Khi tôi hỏi sao không tính nhẩm cho nhanh vì hai con số trên rất đơn giản thì cô nhân viên này trả lời: "Đã quen sử dụng máy tính rồi, tính nhẩm sợ bị nhầm và không chính xác"!
Một lần khác đến chơi nhà bạn, thấy cháu bé con bạn học lớp 3 đang làm bài tập, cạnh đó là chiếc máy tính cầm tay và mọi tính toán đều được cháu thực hiện trên máy tính.
Tôi hỏi: "Cháu có thuộc cửu chương từ 1 đến 9 không?" thì cháu trả lời rất hồn nhiên: "Dạ không. Mà nhớ làm gì cho mệt óc. Đã có máy tính làm hết rồi".
Những năm trước, học trò đều buộc phải thuộc lòng bảng cửu chương từ 1 đến 9. Hầu hết các quyển tập đều có in bảng cửu chương để học sinh học.
Thời buổi công nghệ, việc dùng máy móc tính toán để không mất nhiều thời gian và có tính chính xác cao là điều cần thiết.
Nhưng theo tôi, nếu để các thiết bị này thay hoàn toàn bộ nhớ con người là không nên bởi như vậy sẽ làm vô hiệu hóa bộ nhớ theo thời gian, tạo thói quen ỷ lại, lười tính toán dù phép tính rất giản đơn.
Bạn có thuộc cửu chương từ 1 đến 9? Có bao giờ bạn tính nhẩm thay vì dùng máy tính? Đâu là lợi ích của việc tính nhẩm? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận