TTCT - Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) từng cảnh báo hiện tượng “cháy rừng kỹ thuật số không thể kiểm soát - digital wildfire”, hiện tượng những thông tin không đáng tin cậy được lan truyền với tốc độ quá nhanh nhờ sự phổ biến công nghệ tin giả, sẽ là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà xã hội loài người phải đối mặt. Ảnh: Axios Giờ đây, hiện tượng này càng trở nên nghiêm trọng, can thiệp sâu sắc vào mọi mặt của đời sống ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận thường gặp vấn đề vì cách hiểu khác nhau về hiện tượng, nguồn gốc và lý do nó tạo ra những đe dọa cho con người. “Tin giả” giờ không chỉ là các loại tin sai trái, cố tình gây hiểu lầm, được lan truyền dưới hình dạng tin tức. Nó đã trở thành “vũ khí cảm xúc” được dùng để tác động và làm mất uy tín, phủ định vai trò của báo chí. Tin giả không chỉ liên quan tới lĩnh vực chính trị mà cả kinh doanh, các vấn đề xã hội và bởi vậy, tác hại của nó là không giới hạn và khó đo lường hết. Trong khi con người ngày càng dựa vào các thuật toán do các công ty công nghệ hàng đầu thế giới tạo ra từ một góc nào đó trên thế giới, thì tin giả có thể do bất kỳ ai truy cập được Internet tạo ra và dẫn tới những phân cực rất lớn cũng như bất ổn xã hội. Tin giả, tin hoang báo (hoax) bùng nổ trong các sự kiện chính trị, phục vụ nhiều động cơ khác nhau. Tin giả là mối đe dọa với bất kỳ quốc gia nào khi ảnh hưởng lớn lên thái độ, suy nghĩ và quyết định của người dân với nhiều vấn đề nào của đất nước. Tin giả lại thường xuất hiện trên các nền tảng miễn phí, nơi vốn có nhiều người không thể chi trả để có thông tin chất lượng, hoặc không tiếp cận được các nguồn tin cộng đồng độc lập. Do đó, họ càng trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lạc. Khi tiếp nhận thông tin sai, thiếu, họ sẽ đưa ra các quyết định sai. Không những thế, tin giả còn làm xói mòn niềm tin của công chúng với các cơ quan truyền thông đang cố gắng thực thi trách nhiệm được xã hội giao phó và kỳ vọng: cung cấp thông tin chính xác, công bằng và nhanh chóng. Tin giả, tin xuyên tạc thậm chí còn bị coi là một nguy cơ lớn, có thể đẩy cuộc sống số của con người vào “thời kỳ đen tối”. Cuốn sổ tay giáo dục và đào tạo báo chí Journalism, Fake News & Disinformation (Báo chí, tin giả và tin xuyên tạc) của UNESCO xuất bản năm 2019 được xem là một đốm lửa nhỏ để thắp sáng không gian đó. Sổ tay trước hết giúp phân loại. Theo đó, có nhiều loại thông tin gồm thông tin báo chí, tin sai, tin giả, tin xuyên tạc và tin kém chất lượng, tin gây hại. Tin tức báo chí là thông tin chính xác, độc lập, công bằng, nhân văn, bảo vệ nguồn tin, minh bạch, có trách nhiệm giải trình. Những thông tin trong đó có thể xác minh được, được đăng tải vì lợi ích cộng đồng. Thông tin không đáp ứng những tiêu chuẩn này thì không xứng đáng được gọi là “tin” hay “báo chí”. Thứ đến, báo chí kém chất lượng (sub-standard journalism) là các ấn phẩm không đáp ứng được những tiêu chuẩn của báo chí như trên. Rồi tin giả (fake news) là thông tin được cố tình ngụy tạo và xuất bản nhằm lừa dối hay khiến người khác hiểu sai, khiến họ tin vào những thông tin sai hoặc nghi ngờ những thông tin đã được kiểm chứng. Tin giả được lan truyền bằng công nghệ với quy mô lớn để tiếp cận cộng đồng lớn. Tin sai lạc (misinformation) là nội dung tin tức liên kết sai, gây hiểu lầm. Loại tin này sai sự thật, nhưng người tạo ra không phải cố tình gây hại. Tin xuyên tạc (disinformation) là tin tức với bối cảnh sai, nội dung mạo danh, ngụy tạo hoặc bịa đặt. Loại tin này sai và được cố tình tạo ra để gây hại tới cá nhân, tổ chức xã hội hay một quốc gia. Tin nguy hại (mal-information) có thể là thông tin rò rỉ (ví dụ thư điện tử riêng tư của ông Emmanuel Macron bị rò rỉ ngay trước thềm cuộc bầu cử ở Pháp); thông tin mang tính quấy rối hoặc có ngôn ngữ kích động thù hận. Loại tin này dựa trên sự thật nhưng bị bóp méo, có ý đồ nhằm gây hại cho cá nhân, tổ chức xã hội hay quốc gia. Để sống sót trong “thời kỳ đen tối”, mỗi người cần có trách nhiệm tự lọc những gì mình đọc và chia sẻ, bên cạnh trách nhiệm kiểm soát của các công ty công nghệ. Một cách lọc cơ bản là kiểm tra, xác minh, đặt câu hỏi về động cơ của người viết, thay vì chỉ đọc những tiêu đề và sau đó chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Những hành vi tưởng chừng vô hại có thể để lại hậu quả lớn vì khuếch đại thông tin ở một tầm mức cao hơn. Sẽ có nhiều người tự hỏi tại sao Facebook của tôi lại chỉ hiện duy nhất những bài viết hay dòng trạng thái của bạn bè liên quan tới vấn đề mà tôi tỏ ra quan tâm gần đây? Phải chăng cả xã hội đang cùng quan tâm tới vấn đề đó? Khả năng lớn là không phải. Facebook giờ đã trở nên rất thông minh, với các thuật toán tìm kiếm và đem đến cho ta những vấn đề mà ta quan tâm. Thế nên mọi hành vi đọc, tìm kiếm, chia sẻ trên Internet chính là những tác nhân giúp lan truyền thông tin sai lạc. Cuốn sổ tay cung cấp khung phân tích và các bài học giúp giới báo chí tìm hiểu các vấn đề liên quan tới “tin giả” cùng “sự hỗn loạn thông tin”, điều thật sự quan trọng trong thời đại này.■ Tags: Chống tin giảBáo chí trung thựcBaos chí trung thựcHỗn loạn thông tinTin sai lạc
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya NHẬT XUÂN 22/12/2024 Trong không khí se lạnh, nhiều người dân TP.HCM tranh thủ cuối tuần để tận hưởng không khí Giáng sinh tại các điểm vui chơi khu vực trung tâm thành phố.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc TÔ CƯỜNG 22/12/2024 Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.