Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
PGS. BS. Nguyễn Trọng Nghĩa (Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường) cho biết, ngoài những nguyên nhân như lão hóa, làm việc sai tư thế, chấn thương… thì chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một thủ phạm gây thoát vị đĩa đệm . Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm tốt cho đĩa đệm và hệ thống xương, sụn khớp. Cụ thể:
Thực phẩm giàu Omega 3:
Omega 3
Thực phẩm giàu canxi: Sữa, phô mai, bông cải xanh, cải thìa, đậu phụ, hạnh nhân, quả cam, quả sung, hạt mè vừng, cá mòi... Canxi là hoạt chất chính cấu thành nên xương. Thiếu canxi sẽ khiến xương khớp lỏng lẻo, mất tính dẻo dai và dễ bị thoái hóa - một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị. Vì thế mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể để xương chắc khỏe hơn.
Vitamin D: Cá, trứng cá, sò, lòng đỏ trứng, nấm, yến mạch, đậu hũ, sữa tươi nguyên kem, phomat, xúc xích khô... Vitamin D tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Bởi vậy, chúng rất cần thiết cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
Magie và vitamin K: Ngũ cốc, hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân, cải xoăn, rau bina, kiwi, bơ... Magie và vitamin K làm nhiệm vụ tổng hợp protein hình thành xương, đồng thời, duy trì mức độ khoáng hóa của xương.
Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin: Nước hầm xương, sụn động vật, cải bó xôi, rau lá xanh, bắp cải, hạnh nhân...
Glucosamine, Chondroitin là hai hoạt chất rất cần cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Glucosamine sản xuất ra glycosaminoglycan và glycoprotein, hợp chất giúp cấu thành các khớp, bao gồm cả dây chằng, gân, sụn và chất hoạt dịch. Chondroitin hỗ trợ giảm đau, phục hồi sụn khớp hư tổn do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Ngoài việc tăng cường bổ sung những chất có lợi, bác sĩ Nghĩa cũng khuyên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên ăn, kiêng khem một số loại thực phẩm như:
Thực phẩm giàu đạm: Thịt trâu, thịt bò, thịt dê,... Chất béo bão hòa và axit uric có trong những loại thực phẩm trên sẽ làm gia tăng tình trạng viêm và làm giảm lượng canxi trong xương.
Thực phẩm chứa nhiều Purin và Fuctose:
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Gà rán, xúc xích, khoai tây chiên... Axit béo có trong những loại đồ ăn này làm thay đổi sự chuyển hóa ở sụn, khiến sụn tổn hại và trở nên yếu đi. Dần dần, sụn mất vai trò làm tình trạng thoát vị chuyển biến xấu hơn. Đồng thời, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm tăng nguy cơ béo phì, gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc tiểu đường và tim mạch.
Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn: Các loại thức ăn có nhiều muối, đường... có thể ngăn chặn khả năng hấp thụ canxi của cột sống, làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Đồ uống có cồn và chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cafe,... Lạm dụng những đồ uống này sẽ khiến cho hàm lượng canxi và các khoáng chất trong cơ thể suy giảm, gia tăng tình trạng đau mỏi lưng, cổ, tê bì chân tay.. Bởi vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm tuyệt đối không nên sử dụng.
PGS.BS.Nguyễn Trọng Nghĩa
Theo bác sĩ Nghĩa, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Chúng có thể làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn nếu bạn nạp vào cơ thể quá nhiều những thực phẩm không phù hợp. Ngược lại, nếu biết điều chỉnh, cân bằng thực đơn ăn uống, những thực phẩm đó lại trở thành trợ thủ đắc lực, hỗ trợ việc chữa thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm
Cùng với đó, một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần lưu ý:
Không ngồi quá lâu: Tư thế ngồi sẽ tạo ra áp lực lên đĩa đệm cột sống. Bởi vậy, bạn không nên ngồi liên tục trong một thời gian dài, cứ nửa giờ nên đứng lên, đi lại hoặc thay đổi tư thế.
Cẩn trọng khi thay đổi tư thế: Khi đang ngồi, đang nằm mà muốn đứng lên, bạn nên chuyển tư thế một cách từ từ. Việc thay đổi đột ngột sẽ khiến cột sống không kịp thích nghi, gây đau nhức cục bộ cho người bệnh.
Không khuân vác đồ nặng: Hiển nhiên, đồ nặng sẽ tạo một áp lực rất lớn lên cột sống, khiến tổn thương trong đĩa đệm rất khó để hồi phục lại.
Bác sĩ cũng cho biết thêm hiện tại có 2 phương pháp chính điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm điều trị theo hướng bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật. Người bệnh có khả năng phục hồi 80-90% chức năng đĩa đệm và cột sống nếu kiên trì điều trị theo hướng bảo tồn. Trong trường hợp bệnh nhân đã điều trị quá 6 tháng theo hướng bảo tồn mà không đạt hiệu quả thì nên tiến hành làm phẫu thuật.
Người bệnh nên điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh để ngăn ngừa những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Để tìm hiểu thêm cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, độc giả có thể truy cập vào website: http://www.ancotnam.net . Ngoài ra, người bệnh có thể tìm đến hai cơ sở y tế uy tín dưới đây để được trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: Số 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận